Nhu cầu hải sâm ở Trung Quốc vượt xa nguồn cung

Thị trường thế giới 08:01 25/06/2020
(vasep.com.vn) Lợi nhuận tại một trong những nhà sản xuất hải sâm hàng đầu Trung Quốc tăng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ hải sâm tại quốc gia này đang tăng lên. Trong năm 2019, Shandong Homey Aquatic Development đã ghi nhận mức doanh thu tăng 6,64% lên mức 1,22 tỷ CNY (168 triệu USD) trong khi lợi nhuận ròng của công ty này tăng 4,86% lên 65,05 triệu CNY (9,1 triệu USD). Giá bán trung bình sản phẩm hải sản tươi sống của công ty tăng 5,78% lên mức 137,32 CNY (19,2 USD)/kg. Sản lượng của công ty ở mức 3.292 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Có thể thấy tài chính của công ty Shangdong Homey tốt hơn so với các công ty thủy sản Trung Quốc niêm yết khác, những công ty tập trung vào các loài giáp xác hoặc cá rô phi. Nhu cầu hải sâm hiện tại đang vượt xa nguồn cung.

Nguồn cung hải sâm tươi ở Trung Quốc chỉ có ở phía Bắc (phần lớn ở hai tỉnh Liêu Ninh và Sơn Đông), tuy nhiên không đủ để cung cấp cho thị trường. Hải sâm được phục vụ trên các món ăn truyền thống ở miền Nam nhưng không được sản xuất ở đây nên sản phẩm này thường được tiêu thụ dưới dạng khô, điều này cũng đồng nghĩa là sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại nhà một cách thuận tiện.

Thị trường đã có những thay đổi. Thị trường tiêu thụ hải sâm khô ở phía Nam đang rất năng động, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Hiện nay, thị trường này đang bị chi phối bởi các công ty thương mại từ Hồng Kông và Singapore. “Nếu chúng ta có thể NK trực tiếp, chúng ta chắc chắn có thể xâm nhập thị trường với nhiều mức giá cạnh tranh hơn”. Michael Pang, một thương nhân buôn bán thủy sản cho biết. Luôn có một thị trường đáng kể ở Trung Quốc cho sản phẩm này. Nếu chúng ta có thể tạo ra một cơ sở cung cấp tốt, sẽ có những cơ hội để kiếm được lợi nhuận.

Các nhà cung cấp được cấp phép từ Canada và các nơi khác đã vận chuyển hải sâm vào Trung Quốc trong một thời gian. Các nhà XK từ Ai Cập, Nicaragua, Mexico và Ma-rốc cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường và đang tích cực tìm kiếm khách hàng Trung Quốc cho sản phẩm hải sâm khai thác tự nhiên, tuy nhiên một số sản phẩm không thể truy xuất nguồn gốc.

Nhu cầu tiêu thụ hải sâm của Trung Quốc gia tăng đã tạo ra một làn sóng buôn lậu, một số trong đó được buôn lậu từ các nguồn cung như Châu Phi, Mexico và Papua New Guinea. Hải sâm đóng vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái đại dương, do đó chúng được bảo vệ theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và cần có giấy phép đặc biệt để chế biến.

Nhiều vụ buôn lậu hải sâm đã bị truy tố ở Mỹ trong những năm gần đây, thường là các chuyến hàng trung chuyển đến Trung Quốc hoặc Hồng Kông.

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP mời tham dự Hội thảo thủy sản tại Vietfish 2024

 |  15:05 19/08/2024

(vasep.com.vn) Xu hướng nhu cầu của thế giới đối với thủy sản nuôi trồng những năm qua và những năm tới, cơ hội và thách thức liên quan đến con giống, dịch bệnh, thức ăn NTTS, câu chuyện từ một nhà SX thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới về việc tạo tác động bền vững cho chuỗi giá trị thủy sản…

VASEP báo cáo một số bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU, cấp giấy S/C và đề xuất hỗ trợ, xem xét cải thiện, tháo gỡ

 |  08:41 19/08/2024

(vasep.com.vn) Ngày 14/8/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 88/CV-VASEP tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc báo cáo một số bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU và cấp giấy S/C và đề xuất hỗ trợ, xem xét cải thiện, tháo gỡ

Nhật Bản không ngừng đa dạng thị trường xuất khẩu sò điệp

 |  08:40 19/08/2024

(vasep.com.vn) Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu sò điệp nguyên liệu đông lạnh của Nhật Bản sang Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh.

Người nuôi tôm Peru đối mặt với khủng hoảng do giá tôm thấp

 |  08:37 19/08/2024

(vasep.com.vn) Người nuôi tôm ở Peru đang phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng chưa từng có" do giá tôm thế giới thấp và thiếu đầu tư vào việc triển khai các công nghệ mới giúp tăng hiệu quả.

Ecuador: Tập trung đầu tư cho phúc lợi tôm để ngành tôm tăng trưởng liên tục

 |  09:01 16/08/2024

(vasep.com.vn) Theo Giám đốc Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), bà Yahira Piedrahita, đầu tư hợp lí và tập trung vào phúc lợi tôm có thể giúp ngành ngành tôm tăng trưởng liên tục. Nuôi tôm trong điều kiện không phù hợp đòi hỏi tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao hơn, sử dụng nhiều sản phẩm hơn để cải thiện sức khỏe tôm, rủi ro tôm chết và rủi ro thua lỗ cao hơn.

Lượng cập cảng sò điệp biển Okhotsk của Nhật Bản giảm 6%

 |  08:56 16/08/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp cập cảng của Nhật Bản tại Biển Okhotsk, một trong hai khu vực cung cấp chính ở Hokkaido, đạt 163.000 tấn tính đến cuối tháng 7/2024.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi tươi giảm xuống mức thấp kỷ lục

 |  08:49 16/08/2024

(vasep.com.vn) Lượng nhập khẩu phi lê cá rô phi tươi của Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh xuống 21.884 pao, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Vượt Thái Bình Dương, cá tra Việt Nam trở thành món ăn được ưa thích tại Mexico

 |  08:35 16/08/2024

(vasep.com.vn) Bất chấp khoảng cách địa lý, cá tra Việt Nam vẫn là một trong những mặt hàng XK chủ lực sang Mexico.

De Heus Việt Nam cùng bà con phát triển ngành nuôi tôm bền vững

 |  08:28 15/08/2024

De Heus Việt Nam đồng hành cùng bà con xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững, từ đó mang lại hiệu quả chăn nuôi tối ưu và nguồn thực phẩm xanh, sạch.

Tập đoàn thức ăn thủy sản lớn nhất Trung Quốc ghi nhận doanh thu tăng 30%

 |  08:25 15/08/2024

(vasep.com.vn) Tập đoàn sản xuất thức ăn thủy sản lớn nhất Trung Quốc, Haid Group, đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng lên đến 30% trong nửa đầu năm 2024, với hơn 1 triệu tấn sản phẩm thức ăn thủy được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC