Ông dự đoán nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại khu vực thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, nhưng mức tăng trưởng khiêm tốn hơn, khoảng 3-4%.
Các chuyên gia tư vấn nhấn mạnh một số yếu tố đang làm gia tăng nhu cầu trong khu vực như: cuộc xung đột ở Libya (một thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn) chấm dứt, người tiêu dùng tại Ảrập Saudi có ý thức về sức khoẻ hơn, và nhu cầu của người dân Ai Cập với “nguồn protein có giá phải chăng” tăng.
Các thị trường lớn tại Trung Đông cho thấy tiềm năng tiếp tục tăng trưởng.
Thương mại cá ngừ
Ông Sengupta cho biết, Trung Đông đang là một thị trường cá ngừ quan trọng với tổng khối lượng tiêu thụ gần bằng so với lượng bán lẻ tại Mỹ.
Tiêu thụ cá ngừ tại Ảrập Saudi và Hy Lạp đã tăng 20% trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Cũng giống như các thị trường khác, tình trạng mua hoảng loạn các sản phẩm cá ngừ tại các nước Trung Đông xảy ra vào tháng 2 và 3/2020. Bước sang tháng 4, doanh số bán của các công ty địa phương đã ổn định, trong khi thương mại điện tử và các cửa hàng tạp hoá bùng nổ.
Ông Sengupta cho biết: các thị trường lớn nhất như UAE đã có một bước nhảy vọt vào năm ngoái sau tháng Ramadan, tháng ăn chay của người Hồi giáo. Thông thường vào dịp lễ Ramanda, mọi người sẽ đi ra ngoài đến các nhà hàng, để tụ tập với đại gia đình. Nhưng năm ngoái, họ đã phải ở nhà, và không phải lúc nào họ cũng có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống. Điều này thúc đẩy tiêu thụ cá ngừ.
Ngoài ra, thói quen ăn uống của người dân tại UAE đã thay đổi, họ chuyển sang một chế độ ăn khoẻ mạnh hơn, điều này cũng làm tăng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ. Tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ của Philippines tại UAE đã tăng khoảng 20% trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát, một phần là nhờ sức mua của công nhân Philippines tại địa phương tăng.
The ông Sengupta, tại UAE các nhãn hiệu tư nhân đã đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh trong năm qua.
Ông cũng chỉ ra rằng việc Ảrập Saudi tăng thuế giá trị gia tăng từ 5% lên 15% trong tháng 7/2020 đã tác động đến thương mại. Một số nguời tiêu dùng Ảrập Saudi đã chuyển từ các sản phẩm cao cấp và các thương hiệu hàng đầu sang các sản phẩm có giá trị và bao bì cỡ vừa, hoặc nhỏ hơn.
Ai Cập, Libya
Sự phục hồi của nền kinh tế Ai Cập với đồng nội tệ tăng giá so với đồng đô la, cũng đã giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại nước này.
Trong khi đó, sự ổn định tình hình chính trị và nền kinh tế Libya làm tăng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tăng.
Nhu cầu tiêu thụ tại Yemen cũng tăng mạnh, với các lô hàng nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan.
Thách thức
Theo ông Sengupta, thương mại cá ngừ tại Trung Đông đang phải đối mặt với một số thách thức.
Tỷ giá hối đoái biến động đã ảnh hưởng tới khối lượng giao dịch vì các sản phẩm cá ngừ đóng hộp là các sản phẩm nhạy cảm với giá vì các sản phẩm tại Trung Đông là từ nhập khẩu.
Tại UAE, thời gian vận chuyển chậm trễ là một thách thức. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ảrập Saudi chỉ phê duyệt Tờ khai tất cả hoá đơn in sẵn và chỉ sau đó mới cho phép vận chuyển.
Hiện tại các nhà nhập khẩu tại khu vực này chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bền vững của sản phẩm.
Thái Lan vẫn là cung cấp cá ngừ chính tại khu vực Trung Đông này, tiếp đến là Indonesia và Philippines.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.
(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn