Nhật Bản thắt chặt thị trường lao động, tiền lương không tăng

Thị trường thế giới 08:49 29/08/2017 1368
(vasep.com.vn) Lịch sự và đúng giờ là đặc điểm khá phổ biến của người dân Nhật Bản. Vì vậy, thật là kinh ngạc khi thấy hình ảnh một thanh niên đá bưu kiện và quăng xe đẩy ra khỏi một khu nhà ở Tokyo sau khi không thấy người nhận hàng ở nhà. Hình ảnh này được ghi lại từ camera điện thoại hồi tháng 12 năm ngoái, vụ việc làm "bùng nổ cơn thịnh nộ" và đã khiến cho Sagawa Express, một trong những công ty phân phối lớn nhất của Nhật Bản, phải xin lỗi khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người Nhật Bản đã cảm thấy thương cảm với người thanh niên trong video.

Hơn 10% các công ty Nhật Bản thừa nhận một số công nhân của họ thường xuyên làm thêm đến hơn 100 giờ trong một tháng. Một quản lý nhà máy hạt nhân ở quận Fukui làm thêm gấp đôi lượng giờ trên trong tháng 2/2016 trước khi tự tử 2 tháng sau đó. Đây là vấn đề là đặc biệt cấp bách trong các ngành dịch vụ có tay nghề thấp.

Trong một cuộc khảo sát vào năm 2015 của Viện Chính sách và Đào tạo về Lao động Nhật Bản, một số công nhân cho hay năng lực còn yếu kém khiến họ làm thêm nhiều giờ. Những người khác cho biết làm thêm giúp họ đạt được kết quả tốt hơn. Nhưng hai câu trả lời phổ biến nhất là: thiếu nhân viên và sự biến động về nhu cầu.

Số người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) của Nhật Bản đã giảm khoảng 3,8 triệu người kể từ tháng 12/2012, khi Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản, trở lại nắm quyền. Nhưng số người thực sự làm việc đã tăng 2,2 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,8% trong tháng 2/2017, mức thấp nhất kể từ năm 1994. Sự sụt giảm nhân khẩu làm nhu cầu lao động tăng lên.

Sự kết hợp này dẫn đến tình trạng lạm phát cao. Khan hiếm lao động nhẽ ra khiến người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn và buộc các công ty tăng lương. Tuy nhiên, mức lương không tăng. Mặc dù mức lương cơ bản (không bao gồm tiền thưởng và làm thêm giờ) ngưng giảm trong 2 năm qua, nhưng chỉ tăng 0,2% vào năm 2016. Điều này đã khiến lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2% do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) theo đuổi.

Mức lương của Nhật Bản vẫn không thay đổi do nhu cầu việc làm mạnh mẽ dẫn đến tăng nguồn cung lao động thay vì tăng lương. Nhật Bản hiện có hơn 1 triệu lao động nước ngoài, tăng từ 680.000 vào cuối năm 2012. Điều quan trọng hơn là, số phụ nữ và người cao tuổi làm việc đã tăng hơn 2 triệu người trong thời gian trên. Ông Akira, người chỉ dẫn giao thông với một cây baton chiếu bên ngoài một Burger King ở Tokyo, là một trong những người ngoài độ tuổi lao động. Ở tuổi 73, ông thích hoạt động thể chất hơn bằng cách kiếm tiền từ công việc này hơn là dành tiền cho một phòng tập thể dục. Với khoản tiền kiếm được, ông có thể đưa vợ mình đi xe buýt đến suối nước nóng ở Nikko và Kusatsu.

Sự gia tăng số người làm việc bán thời gian trong độ tuổi lao động của Nhật cũng làm giảm mức tăng lương bình quân. Mức bồi thường cho nhân viên (phản ánh việc làm và thu nhập) tăng 2,3% (danh nghĩa) năm 2016, tốc độ nhanh nhất trong thế kỷ này.

Áp lực thị trường lao động không ảnh hưởng đến lực lượng lao động của Nhật Bản. Theo một nghiên cứu của BoJ, mức trả lương cho nhân viên làm việc toàn thời gian ở các công ty lớn không đáp ứng được tình trạng thắt chặt của thị trường lao động. Những người cống hiến thời gian lâu năm sẽ không lo bị sa thải trong thời kỳ khó khăn của công ty và cũng không thể mong đợi mức lương tăng như kỳ vọng. Nhưng những công nhân này sẽ đòi hỏi mức lương cao hơn để bù đắp lạm phát trong quá khứ. Vì vậy, nếu lương công nhân ngoại vi tăng lên đủ để nâng giá tiêu dùng, cuối cùng sẽ dẫn đến mức lương cơ bản tăng, dẫn đến lạm phát tăng.

Để thu hút và giữ chân người lao động, một số công ty đưa ra các lợi ích khác ngoài trả lương. Họ đang cho phép nhân viên chọn nơi làm việc, thay vì điều họ đi từ chi nhánh này sang chi nhánh khác trong thời gian ngắn. Chính phủ cũng khuyến khích các công ty đóng cửa vào lúc 3 giờ chiều ngày thứ sáu cuối cùng của mỗi tháng (được gọi là “Premium Friday”). Nhiều công đoàn cũng đề xuất những tuần làm việc ngắn. Trước đó, Rengo, liên đoàn hàng đầu của Nhật Bản đã đạt được thoả thuận với vận động hành lang kinh doanh lớn nhất của đất nước trong việc giới hạn thời gian làm thêm giờ dưới 100 giờ/tháng. Giới hạn này có thể được ghi nhận trong luật pháp vào cuối năm nay.

Những trở ngại cho một tuần làm việc ngắn hơn vẫn còn. Một cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy gần 4% nhân viên Tokyo tan việc sớm vào ngày “Premium Friday” đầu tiên trong cuối tháng 2/2017. Các giới hạn theo luật pháp về thời gian làm thêm cũng sẽ rất khó thực thi. Matsuri Takahashi, một nhân viên 24 tuổi ở Dentsu, một công ty quảng cáo, đã tự tử từ tầng ba của ký túc xá vào ngày Giáng sinh năm 2015. Cô đã bỏ ra hơn 100 giờ làm thêm trong một tháng, nhưng quản lý của cô đã khuyến khích cô khai sai lệch về thời gian làm việc của mình.

Tuy nhiên, bất kỳ một đạo luật mới nào cũng có thể gửi tín hiệu rằng những cách thức cũ sẽ không còn hiệu quả nữa. Một số công ty phân phối bưu kiện đã đi đến kết luận tương tự. Yamato Transport, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển nội bộ, cho biết họ đã giảm thời gian làm thêm giờ và tăng phí cơ bản lần đầu tiên trong 27 năm.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

Hội đồng Tôm Toàn cầu chưa có nguồn tài trợ cho hoạt động tiếp thị

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Gabriel Luna, một trong những người sáng lập Hội đồng Tôm Toàn cầu, đã thúc đẩy một khoản thuế bắt buộc tương tự như mô hình tài trợ được triển khai ở Na Uy.

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC