Nhập khẩu thủy sản của Mỹ phá kỷ lục năm 2022

Thị trường thế giới 08:33 27/02/2023
(vasep.com.vn) Bất chấp những nỗ lực nhằm tăng thủy sản sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Mỹ lại đi theo hướng ngược lại – lập kỷ lục mọi thời đại về nhập khẩu thủy sản vào năm 2022 và tiếp tục gia tăng thâm hụt thương mại thủy sản nói chung với các nước khác.

Theo dữ liệu thương mại thủy sản của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Mỹ đã nhập khẩu 3.362.079 tấn thủy sản, trị giá 30,4 tỷ USD vào năm 2022, tăng 2% về khối lượng và 7% về giá trị so với năm 2021. Cả hai con số này đều là mức kỷ lục đối với quốc gia là một trong hai nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Mỹ đã xuất khẩu 1.195.949 tấn thủy sản, trị giá 5,2 tỷ USD năm 2022, giảm 7% về khối lượng và giảm 3% về giá trị so với 2021. Vào năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản của Mỹ giảm xuống chỉ còn tương đương 17% giá trị nhập khẩu thủy sản của nước này, tỷ lệ thấp nhất trong ít nhất 12 năm qua.

Tuy nhiên, Linda Lai Cornish, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh dưỡng Hải sản, một nhóm tìm cách thúc đẩy tiêu thụ hải sản ở Mỹ, nhận thấy xu hướng tích cực trong các con số. Đại dịch đã giúp người Mỹ thích hải sản hơn, khi họ học cách chế biến hải sản và nhận thức được việc ăn hải sản tốt hơn cho sức khỏe. Khi người Mỹ coi trọng hải sản trong nước hơn, họ sẽ giữ nhiều nguồn cung cấp hải sản trong nước hơn, điều này phản ảnh trong việc xuất khẩu giảm. 

Theo dữ liệu của NOAA, tôm tiếp tục là mặt hàng thủy sản được nhập khẩu nhiều nhất, mặc dù lượng nhập khẩu trong 2022 ít hơn một chút so với năm 2021. Trong 2022, Mỹ nhập khẩu  841.634 tấn tôm, trị giá 7,8 tỷ USD, giảm 6% về khối lượng và 2% giá trị so với năm trước đó.

Cá hồi, bao gồm cả nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên, là mặt hàng thủy sản nhập khẩu nhiều thứ hai vào năm 2022. Nhập khẩu cá hồi đang gia tăng ở Mỹ. Mỹ đã nhập khẩu 499.300 tấn cá hồi, trị giá 6,3 tỷ USD, tăng 3% về khối lượng và tăng 19% về giá trị.

Tôm là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào  Mỹ

Cá tra, là loài nằm trong danh sách các mặt hàng thủy sản nhập khẩu có giá trị nhất của Mỹ, chỉ ở vị trí thứ 11 nhưng lại chứng kiến một bước nhảy vọt lớn về giá trị trong năm 2022. Mỹ đã nhập khẩu 129.383 tấn mặt hàng này (chủ yếu từ Việt Nam), mặc dù NOAA gộp chung với cá da trơn Trung Quốc. Nhập khẩu cá tra đạt 547,6 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và 74% về giá trị so với năm 2021 do giá cá tra tăng rõ rệt vào năm 2022.

Có tới 148 quốc gia xuất khẩu thủy sản sang Mỹ vào năm 2022, bao gồm cả hải sản không sử dụng cho tiêu dùng trực tiếp của con người, chẳng hạn như bột cá, một số loại rong biển và sáp cá nhà táng được sử dụng trong sản xuất nến. Nhập khẩu hải sản không sử dụng cho tiêu dùng trực tiếp của Mỹ trong 2022 đạt khoảng 231.314 tấn, trị giá 706,3 triệu USD.

Dù chiến tranh thương mại vẫn đang tiếp diễn nhưng Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu hải sản hàng đầu sang Mỹ trong năm 2022 với khối lượng đạt 382.840 tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 5% về khối lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với 2021. 

Quốc gia chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn nhất trong mối quan hệ thương mại với Mỹ là Nga, do lệnh cấm của tổng thống Joe Biden. Mỹ đã nhập khẩu 23.730 tấn thủy sản từ Nga trị giá 922,8 triệu USD, giảm 52% về khối lượng và giảm 23% về giá trị so với năm 2021.

Hiện tại, châu Á vẫn là khu vực xuất khẩu nhiều hải sản nhất đến Mỹ, xuất khẩu 1.675.204 tấn, trị giá 12,8 tỷ USD năm 2022.

Xuất khẩu thủy sản

Cá minh thái là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ

Cá hồi, cá minh thái Alaska và tôm hùm là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Mỹ. Mỹ đã xuất khẩu 200.649 tấn cá hồi, trị giá 1,3 tỷ USD vào năm 2022, gần bằng khối lượng của năm 2021 nhưng trị giá cao hơn 11%. 95% lượng cá hồi được xuất khẩu là cá hồi đánh bắt tự nhiên từ Alaska. Có tới 90 quốc gia nhập khẩu cá hồi của Mỹ vào năm 2022. Bốn nhà nhập khẩu hàng đầu là: Canada (52.232 tấn, trị giá 395,3 triệu USD); Trung Quốc (41.201 tấn, trị giá 173,5 triệu USD); Nhật Bản (18.306 tấn, trị giá 236,1 triệu USD); và Thái Lan (17.097 tấn, trị giá 65,2 triệu USD). Trung Quốc là nước tái chế biến cá hồi lớn của Mỹ.

Cá minh thái Alaska là mặt hàng thủy sản được Mỹ xuất khẩu với số lượng lớn nhất. Mỹ đã xuất khẩu tới 268.642 tấn, trị giá 871,1 triệu USD vào năm 2022, khối lượng ít hơn 14% và giá trị thấp hơn 3% so với năm 2021. Các con số không bao gồm cá minh thái Đại Tây Dương.

Hơn một nửa lượng cá minh thái xuất khẩu của Mỹ năm 2022 là ở dạng surimi. Mỹ đã xuất khẩu 140.867 tấn, trị giá 427,1 triệu USD vào năm 2022, đồng thời xuất khẩu 13.989 tấn trứng cá, trị giá 74,4 triệu USD. Mỹ đã xuất khẩu 78.439 tấn philê đông lạnh, trị giá 294,3 triệu USD. Hàn Quốc là nhà nhập khẩu surimi lớn nhất của Mỹ, đạt 55.852 tấn, trị giá 189,1 triệu USD.

Trung Quốc cũng chiếm lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Mỹ năm 2022 với 293.707 tấn, trị giá 948,0 triệu USD, giảm 3% về khối lượng và tăng 8% về giá trị so với năm 2021. Nhưng Canada là thị trường xuất khẩu có giá trị nhất, đạt 173.767 tấn, trị giá 1 tỷ USD năm 2022, ít hơn 14% về khối lượng và 23% giá trị so với năm trước.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews) 

 

nhap khau thuy san cua my

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết H&G của Na Uy tăng kỷ lục

 |  08:59 02/05/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến Trung Quốc đang phải trả mức giá cao kỷ lục cho cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết haddock bỏ đầu, bỏ ruột (H&G) của Na Uy do các nhà NK của Mỹ đối với các sản phẩm cuối cùng không sử dụng cá của Nga nữa.

Thêm cơ hội tăng trưởng cho thị trường thủy sản có vỏ sống tại Trung Quốc

 |  08:54 02/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD vào năm 2023, trong khi nhập khẩu tôm hùm sống tăng vọt 29% đạt 790 triệu USD. Tôm hùm sống và cua sống, cùng với động vật thân mềm và động vật thân mềm, chiếm hơn 3/4 lượng hải sản sống nhập khẩu của Trung Quốc từ các nguồn toàn cầu.

Nga chú ý tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới

 |  08:46 02/05/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, Nga đặt mục tiêu tăng cường nỗ lực tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế mới vào năm 2024. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria được xem là thị trường xuất khẩu cá ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Nga. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cũng sẽ được bán trên thị trường Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước vùng Vịnh.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  08:39 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC