Một nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu quốc tế cho thấy những mối quan ngại này hiện nay có thể được khắc phục, ít nhất là đối với việc tiêu thụ các loài động vật biển ăn thịt di cư như cá ngừ, cá kiếm và cá mập.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào caesium, một kim loại màu bạc với một lượng lớn đồng vị phóng xạ. Hai trong số này, 134Cs và 137Cs, hình thành khi nhiên liệu urani bị phá vỡ trong lò phản ứng hạt nhân. Các đồng vị caesium cần được xem xét cẩn trọng bởi chúng được thải ra với số lượng lớn sau thiên tai, có thời gian bán hủy tương đối dài (lần lượt là 2,1 và 30 năm), và có xu hướng tích tụ trong các mô cơ mà con người thích ăn.
Tuy nhiên, việc lấy mẫu các mô từ cá săn mồi và các động vật có xương sống khác ở khu vực bắc Thái Bình Dương từ năm 2012 đến năm 2015 cho thấy chưa có phát hiện về nồng độ 134Cs và 137Cs đạt mức độ nền từ các kiểm tra hạt nhân trên mặt đất trong những năm 1940 và 1950.
Dấu hiệu còn mờ nhạt
Tác giả chính Daniel Madigan của Đại học Harvard cho biết, các phép đo và tính toán liên quan về lượng caesium phóng xạ trong một người do ăn hải sản bị nhiễm cho thấy những tác động đối với sức khoẻ có thể là không đáng kể. Đối với các sản phẩm bị hạn chế trong thương mại, mức caesium phải cao hơn 1.600 lần so với bất kỳ mẫu nào mà chúng ta đo được.
Đồng tác giả Kevin Weng, trợ lý giáo sư tại Viện Khoa học biển Virginia William & Mary, đã tham gia nghiên cứu này bằng cách thu thập các mẫu cá ở vùng biển Oahu. Ông cho biết, nghiên cứu này cho thấy mức phóng xạ từ thảm hoạ Fukushima rất thấp đối với các động vật có xương sống ở khu vực xảy ra thảm họa.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích một phần là để đáp ứng các nghiên cứu trước đây về nồng độ phóng xạ cesium trong cá ngừ vây xanh và cá ngừ đánh bắt ngoài khơi bờ biển California trong thời gian ngắn sau khi thảm họa Fukushima, bằng chứng cho thấy những con cá này đã bơi gần 6.000 dặm trong vòng chưa đầy hai tháng.
Theo dõi mức độ di cư
Mặc dù nghiên cứu ban đầu tập trung vào việc sử dụng đồng vị cesium như là một công cụ ngẫu nhiên có thể giúp các nhà khoa học mô tả đặc tính di cư giữa một nhóm cá thương mại bị khai thác mạnh, tuy nhiên người tiêu dùng quan tâm đến các nguy cơ đối với sức khoẻ con người hơn.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy những rủi ro cực kỳ thấp từ cesium đối với bất cứ ai sử dụng những loài di cư này, nhưng mối lo ngại của công chúng vẫn tồn tại, không chỉ các loài cá ngừ đã được đo độ cesium, mà còn đối với các loài cá, động vật biển có vú và cá mập khác.
Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến cá hồi, cá halibut và sò điệp bắc Thái Bình Dương, và sư tử biển ở Nam California.
Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra những rủi ro có thể bằng cách khảo sát một loạt các loài động vật có xương sống trên khắp Bắc Thái Bình Dương có hoặc không có radocesium do vụ Fukushima. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng rất thấp hoặc không có ở những động vật này. Điều này rất quan trọng đối với nhận thức của công chúng về an toàn thủy sản và sự hiểu biết khoa học về chuyển đổi phóng xạ.
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn