Hậu quả chiến tranh thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, chế biến, nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Trong khi thuế quan Mỹ đưa ra trong chiến tranh thương mại không thể khiến Trung Quốc từ bỏ các hành vi thương mại không công bằng.
Vào tháng 6/ 2018, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp đặt thuế quan đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vì cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ.
Trung Quốc đã đáp trả hành động của Trump bằng cách áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, cuộc chiến thương mại leo thang với việc càng nhiều mặt hàng Trung Quốc bị đánh thuế và mức thuế được tăng lên tới 35%.
Từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2022, các nhà nhập khẩu thủy sản của Mỹ đã chi gần 1 tỷ USD thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Khối lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc giảm gần một nửa, từ 2,9 tỷ USD năm 2018 xuống còn 1,7 tỷ USD năm 2021.
Cá rô phi đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà nhập khẩu loài này đã phải vật lộn với mức thuế lên tới 262,7 triệu đô la từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2022.
Phiên điều trần kéo dài ba ngày của ITC vào tuần trước đã được kêu gọi bởi Đạo luật hợp nhất ngân sách nhất năm 2022 (được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 15/3). Trong tuyên bố giải thích của luật, Ủy ban phân bố ngân sách của Hạ viện và Thượng viện đã chỉ đạo ITC tiến hành một cuộc điều tra hồi tố và cung cấp một báo cáo về các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thuế quan Mục 232 và 301. Các ủy ban phải hoàn thành báo trong ngày 15/3/2023.
Chi phí của cuộc chiến tranh thương mại gây thiệt hại lớn cho các nhà nhập khẩu Mỹ
Dự đoán năm 2018 của NFI dựa trên ước tính của DeHaan về chi phí của cuộc chiến thương mại Trung Quốc, được cung cấp cho ITC, thấp hơn một chút so với con số mà NOAA đưa ra. Ông cho biết các công ty thủy sản của Mỹ đã trả khoảng 700 triệu đô la Mỹ kể từ khi mức thuế "Danh sách 3" có hiệu lực đối với cả sản phẩm cá và động vật có vỏ được vận chuyển đến Mỹ.
NFI lập luận rằng, mức thuế danh sách 3 áp dụng đối với thủy sản sẽ làm tăng chi phí đầu vào thiết yếu cho các công ty chế biến thủy sản của Mỹ. Điều này ảnh hưởng đến những người khai thác thủy sản Mỹ sử dụng chế biến của Trung Quốc và sẽ cướp đi khả năng tiếp cận, cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Mỹ đến thị trường thủy sản lớn nhất thế giới.
Thuế quan làm ảnh hưởng đến cá thịt trắng cũng như các sản phẩm khác vốn được đưa sang Trung Quốc để chế biến và tái xuất sang Mỹ. Kết quả là, Iceland và Na Uy hiện đã chiếm được ưu thế về cung cá tuyết.
Các mức thuế 301 đối với các sản phẩm của Trung Quốc khiến các gia đình Mỹ có thu nhập thấp và trung bình khó tiếp cận hải sản đông lạnh tại cửa hàng bán lẻ và trong các nhà hàng phục vụ nhanh và bình dân. Mức thuế cùng với lạm phát thực phẩm kỷ lục ảnh hưởng đến giá các mặt hàng, khiến chúng nằm ngoài tầm với của những gia đình này.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Mỹ sang Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng, bao gồm cá hồi, tôm hùm, cá minh thái Alaska, cá tuyết, cá bơn, cá bơn, cá lăng, cua, hàu và hàng chục loại thủy sản khác.
Trong năm 2017, Trung Quốc chiếm hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Mỹ, giờ giảm hơn nửa tỷ USD về giá trị.
Katherine Tai, quan chức thương mại hàng đầu của Tổng thống Joe Biden nhận được thông báo từ Thượng viện Mỹ vào ngày 22/6 về việc Trung Quốc không mua đủ tôm hùm của Mỹ. Việc dỡ bỏ thuế quan đối với thủy sản và các hàng hóa khác nhập khẩu từ các quốc gia châu Á vẫn chưa được thực hiện. Bà cho biết vấn đề này sẽ được ưu tiên, tuy nhiên cho đến nay ông DEHaan cho rằng vẫn chưa nhận được kết của tích cực nào từ những nỗ lực của Mỹ.
Ông cho biết, các nhà chức trách có thể lập luận rằng những chi phí như vậy đáng phải trả để kỷ luật Trung Quốc vì nhiều vi phạm mà USTR đã thiết lập trong báo cáo của mình. Tuy nhiên lập luận đó đòi hỏi phải có bằng chứng cho thấy các mức thuế thủy sản song phương, bất ổn định và sự gián đoạn trong thương mại thủy sản thương mại hai chiều do tranh chấp này gây ra trên thực tế đã thuyết phục Trung Quốc giảm trợ cấp bất hợp pháp, hạn chế tội phạm công nghệ mạng, ngừng chuyển giao sao chép công nghệ, để hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan, và những thứ tương tự. Sau bốn năm, NFI không nhận thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc Trung Quốc sẽ dừng những hành vi này do chiến tranh thương mại.
Nhiều loại thủy sản Mỹ được chế biến tại Trung Quốc và tái xuất sang Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Tuy nhiên cũng có những quan điểm ngược lại. Kim Glas, Giám đốc điều hành Hội đồng Quốc gia các tổ chức Dệt may (NCTO) cho rằng việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ gặp bất lợi trong cạnh tranh và ảnh hưởng đến việc giảm lạm phát.
Theo bà, các mức thuế trừng phạt 301 nên được duy trì do bà không nhận thấy những cải tiến đáng kể ở Trung Quốc. Các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc đã khiến các công ty Mỹ rơi vào tình thế bất lợi nghiêm trọng và thuế quan tạo cơ hội cho các nhà sản xuất Mỹ cạnh tranh. Thuế quan mang lại đòn bẩy cho Mỹ và là một công cụ quan trọng trong các cuộc đàm phán đang diễn ra với Trung Quốc.
Bà cho biết thêm, giá hàng may mặc từ Trung Quốc đã giảm kể từ mức thuế 301. Trong nghiên cứu kinh tế do Werner International công bố gần đây, giá nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc đã giảm 25% kể từ năm 2019 và 50% kể từ năm 2011. Chủ tịch của Hiệp họi các nhà sản xuất Mỹ, Scott Paul cũng đưa ra quan điểm tương tự.
Paul cho rằng hủy mức thuế 301 sẽ hủy bỏ đòn bẩy đàm phán của chúng tôi, là kết quả tối ưu cho chủ tịch Tập, và khiến các nhà sản xuất Mỹ và công nhân Mỹ phải nhập khẩu. Tuy nhiên mức thuế quan 301 sẽ chẳng giúp ích gì cho việc giải quyết lạm phát mà thay vào đó, sẽ mang lại lợi ích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, vốn sẽ tạo nên sự khác biệt bằng cách tăng giá.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn