Mỹ phát triển công cụ test nhanh hải sản

Thị trường thế giới 08:15 21/03/2023
(vasep.com.vn) Prashant Singh, trợ lý giáo sư tại Đại học bang Florida, và David Williams, nhà khoa học thủy sản thương mại và là người sáng lập SeaD Consulting, cho biết công cụ mà họ đang phát triển cho phép một phương pháp xác định loài nhanh chóng và đáng tin cậy mà ngành thủy sản có thể sử dụng để xác minh tính xác thực của một sản phẩm hải sản và ngăn chặn gian lận.

Ông cho biết "Chúng tôi đang cung cấp cho các nhà sản xuất thủy sản quan tâm đến việc bán các sản phẩm chính hãng. Nếu họ nghi ngờ tính xác thực của sản phẩm, họ có thể thực hiện kiểm tra ngay tại cơ sở của mình".

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng một công nghệ mới mà nhiều người đã trở nên quen thuộc trong đại dịch, xét nghiệm PCR Covid, giúp phát hiện viruss coronavirus trên sản phẩm.

Thử nghiệm PCR có thể đưa ra kết quả có-không đơn giản cho các loài hải sản khác nhau và chỉ mất chưa đầy hai giờ để hoàn thành. PCR là tên viết tắt của phản ứng chuỗi polymerase, một xét nghiệm để phát hiện vật liệu di truyền từ một sinh vật cụ thể.

Williams cho biết việc sử dụng công nghệ này trong hải sản sẽ cung cấp một giải pháp hiệu quả về chi phí và dễ tiếp cận để xác minh tính xác thực của hải sản. Nó có thể thúc đẩy tính minh bạch và bền vững trong ngành, cũng như bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm có khả năng gây hại.

Công cụ thử nghiệm sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí (ảnh minh họa) 

Ông nói thêm rằng bất kỳ ai cũng có thể sử dụng cách thử nghiệm này, ngay cả những người không có chuyên môn. Thử nghiệm có thể được áp dụng cho hải sản tươi sống, đông lạnh hoặc nấu chín.

Cách thử nghiệm này dễ sử dụng và cho kết quả rõ ràng. Cả hai xét nghiệm đều dựa vào việc phát hiện các dấu hiệu cụ thể trong mẫu để cung cấp thông tin.

So với việc gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm, cách xét nghiệm mới sẽ tiết kiệm 20 USD và tiết kiệm thời gian. Chi phí phần cứng giảm xuống còn khoảng 1.000 USD và thiết lập một quy trình đơn giản để xác định xem một loài có được dán nhãn chính xác hay không.

Công cụ này đang được xin cấp bằng sáng chế và kỳ vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm thực địa tại các cơ sở chế biến trước cuối năm nay.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews) 

cong cu test nhanh hai san tinh xac thuc san pham hai san

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC