Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Xuất nhập khẩu 16:01 05/08/2024
Bộ Công Thương đánh giá, nếu xem xét hồ sơ, thực tiễn một cách khách quan, công bằng, Mỹ đã có thể thừa nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.

Ngày 2/8, sau một thời gian xem xét, Bộ Thương mại Mỹ cho biết vẫn chưa xếp Việt Nam là nền kinh tế thị trường dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực.

Phản hồi về kết luận này, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết "lấy làm tiếc". "Nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ, thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng, họ đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường", cơ quan này nhìn nhận.

Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Bởi, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.

Thực tế, một nước xuất khẩu bị xem là phi thị trường thì các nguyên tắc tính toán giá thông thường sẽ không được sử dụng. Nước nhập khẩu có thể dùng các phương pháp khác mà họ cho là hợp lý. Điều này tạo ra một số bất lợi lớn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các nền kinh tế bị xem là phi thị trường, khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương nhìn nhận hơn 20 năm qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký, đưa vào thực thi 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh. Các cam kết được đưa ra toàn diện, từ cắt giảm thuế tới nâng tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa...

Những thay đổi này, theo Bộ Công Thương, được nêu trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu gửi tới Bộ Thương mại Mỹ. Các bản lập luận gửi cho phía Mỹ được chứng minh đầy đủ, nhất quán. Việc này nhằm chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Theo quy định của Mỹ, có 6 tiêu chí để xem xét một nền kinh tế có thị trường hay không, gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.

"Mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường", Bộ Công Thương nêu.

Bộ này cũng cho hay, hơn 40 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Mỹ đã ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia (NASDA), Hiệp hội Thương mại (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Mỹ.

Thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ. Sau đó, cơ quan này sẽ bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu phía Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

"Việc này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước", Bộ Công Thương cho hay.

Cùng đó, Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện, 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...

Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu là 97 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ và thủy sản sang Mỹ đóng góp lần lượt 43%, 35%, 54% và 17% vào tổng kim ngạch xuất khẩu từng ngành.

Theo vnexpress

TIN MỚI CẬP NHẬT

Cuộc chiến giá cả surimi

 |  08:53 14/08/2024

(vasep.com.vn) Nhu cầu về surimi ở châu Âu và Hoa Kỳ đang có dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên, Nga đang tăng cường sự hiện diện và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường châu Á. Công ty Thủy sản Nga (RFC), đơn vị nắm giữ hạn ngạch cá minh thái và chế biến surimi lớn nhất của nước này đã công khai tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực chiếm hữu thị trường surimi châu Á và sẵn sàng cạnh tranh về giá cả.

Bảo tồn nghề cá nội địa của Indonesia cho các thế hệ tương lai

 |  08:51 14/08/2024

(vasep.com.vn) Nghề cá nội địa đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và an ninh lương thực của Indonesia. Mặc dù quan trọng, nhưng những nguồn tài nguyên này đang ngày càng bị đe dọa.

Người nuôi tôm thẻ gặp khó

 |  08:49 14/08/2024

Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng được xem là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Hằng năm, riêng mặt hàng tôm đã mang về hàng tỉ USD cho địa phương từ việc xuất khẩu.

Lợi nhuận quý 3 tiếp tục hồi phục mạnh, thị trường rẻ là cơ hội để tích lũy cổ phiếu tăng trưởng tốt

 |  08:45 14/08/2024

Với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nửa cuối năm 2024 trên 20% nhờ xu hướng hồi phục tiếp diễn ở nhóm Phi tài chính, P/E sẽ về mức thấp hơn khi thị trường điều chỉnh, tạo cơ hội ở các ngành/cổ phiếu có dư địa mở rộng về định giá và có triển vọng tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành thủy sản làm ăn ra sao?

 |  08:42 14/08/2024

Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản cũng tăng trưởng khá tích cực.

Tôm GTGT của Việt Nam đi EU sẽ tăng trưởng tốt hơn do tồn kho đã giảm

 |  08:33 14/08/2024

(vasep.com.vn) Tính tới 15/7/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 241 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuẩn bị tốt kế hoạch làm việc với Đoàn thanh tra EU về kiểm soát dư lượng

 |  08:51 13/08/2024

Theo đại diện Phòng An toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Liên minh châu Âu là một trong các thị trường tiêu thụ thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Sản lượng lẫn giá cá tra xuất khẩu dự kiến phục hồi mạnh trong nửa cuối năm

 |  08:43 13/08/2024

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) và Công ty Cổ phần Nam Việt (mã cổ phiếu ANV) dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay.

Nga cáo buộc các nhà sản xuất surimi Hoa Kỳ dựa vào chính trị để lấy lại sức cạnh tranh

 |  08:38 13/08/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga đã cáo buộc các nhà cung cấp surimi của Hoa Kỳ sử dụng các hoạt động thương mại không công bằng trong khi bị mất lợi thế cạnh tranh trước các doanh nghiệp Nga.

Giá cá tra giống ở Đồng Tháp giảm

 |  08:32 13/08/2024

Hiện diện tích nuôi thủy sản ở Đồng Tháp là 4.491,31ha. Sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến ngày 15/7/2024 là 381.321,1 tấn, trong đó cá tra 312.905 tấn/425.000 tấn (đạt 73,62% chỉ tiêu kế hoạch quý 3/2024 và tăng 61.917 tấn so với cùng kỳ).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC