Mỹ: Bang Alaska kêu gọi chính quyền cải thiện thương mại thủy sản với Nga và Trung Quốc

Thị trường thế giới 07:58 26/05/2021 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Nhờ lệnh cấm vận kéo dài 7 năm đối với thủy hải sản của Mỹ cũng như các hàng hóa khác, người Nga tiếp tục giữ lợi thế thương mại lớn so với người Mỹ, và các nhà sản xuất ở Alaska muốn chính quyền Joe Biden làm điều gì đó để thay đổi.

 Bang Alaska kêu gọi chính quyền cải thiện thương mại thủy sản với Nga và Trung Quốc

Ngoài ra, họ muốn Trung Quốc thực hiện tốt các cam kết của mình trong hiệp định thương mại "giai đoạn một".

Ủy ban Nguồn lực Thượng viện bang Alaska hôm thứ Hai đã bỏ phiếu, không phản đối, đưa ra hai nghị quyết yêu cầu Tổng thống mới của Mỹ giúp đỡ hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất thủy sản trong bang.

Nghị quyết số 16 kêu gọi Biden "ngay lập tức tìm kiếm và bảo đảm chấm dứt lệnh cấm vận mà Nga áp đặt đối với thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài để các nhà sản xuất thủy sản Alaska tiếp cận thị trường thủy sản nội địa của Nga được khôi phục hoàn toàn."

Và nghị quyết số 17 yêu cầu Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) buộc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận giai đoạn một đã được thỏa thuận trước đó.

Vào cuối tháng 2/2014, Mỹ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác đã ban hành một số lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga như một phản ứng trước hành động xâm lược Ukraine và sáp nhập Cộng hòa Crimea. Nga đã đáp trả bằng các lệnh trừng phạt của mình cũng như lệnh cấm hoàn toàn đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU, Mỹ, Na Uy, Canada và Australia.

Vào ngày 21/11/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh số 730, gia hạn lệnh cấm thực phẩm đến cuối năm 2021.

Một số công ty Mỹ vẫn có thể xuất khẩu sang Nga. Mỹ đã XK 10,9 tỷ USD hàng hóa đến Nga trong năm 2019, các mặt hàng lớn nhất là máy móc (1,2 tỷ USD), máy bay (1,2 tỷ USD) và phương tiện giao thông (725 triệu USD). Theo USTR, một số hàng hóa nông nghiệp trị giá 193 triệu USD cũng có giá trị đột phá, bao gồm thực phẩm chế biến sẵn (42 triệu USD), hạt giống (20 triệu USD) và thuốc lá (15 triệu USD).

Mỹ đã nhập khẩu 24,0 tỷ USD hàng hóa từ Nga trong năm 2019, với các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu là nhiên liệu khoáng sản (13 tỷ USD), kim loại và đá quý (bạch kim) (2,2 tỷ USD), sắt thép (1,4 tỷ USD) và phân bón (963 triệu USD) ).

Lệnh cấm ảnh hưởng đến ngành thủy sản của Mỹ

Năm 2013, một năm trước khi có lệnh cấm vận, Nga đã nhập khẩu 16.522 tấn thủy sản từ Mỹ trị giá 86,5 triệu USD, bao gồm trứng cá hồi đông lạnh trị giá 46,3 triệu USD.  Alaska chiếm 61,3 triệu USD trong số đó.  Nga đã XK cho Mỹ 28.905 tấn hải sản trị giá 327,6 triệu USD vào năm 2013.

Chuyển sang năm 2020 và bức tranh rõ ràng hơn nhiều. Năm ngoái, Nga đã nhập khẩu 341 tấn thủy sản của Mỹ, trị giá chỉ 5,9 triệu USD, hầu như chỉ có dầu cá, trong khi Mỹ nhập 44.258 tấn thủy sản của Nga trị giá 900,1 triệu USD, tăng 175% so với năm 2013.

Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu một lượng lớn cua huỳnh đế đông lạnh (trị giá 374,4 triệu USD vào năm 2020) và cua tuyết đông lạnh (trị giá 334,4 triệu USD vào năm 2020). Con số đó không tính đến số cá minh thái trị giá 79,6 triệu USD nhập khẩu từ Trung Quốc mà các nguồn tin cho biết hầu hết có nguồn gốc từ Nga.  Thủy sản của Nga vào Mỹ "hầu như được miễn thuế hoàn toàn".

Thep bà Stephanie Madsen, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà chế biến trên biển (APA), nhóm đại diện cho 6 công ty thủy sản vận hành 16 tàu lưới kéo công nghệ cao treo cờ Mỹ, đánh bắt/chế biến cá minh thái Alaska, ngay cả khi xuất khẩu thủy sản của Nga sang Mỹ bùng nổ, thị trường béo bở của nước này hầu như vẫn bị đóng cửa hoàn toàn đối với các nhà xuất khẩu Mỹ. Nga đã đơn giản đóng cửa thị trường đối với tất cả thủy sản của Mỹ cách đây 7 năm và không bao giờ nhìn lại, áp đặt chi phí liên tục lên nền kinh tế thủy sản của Alaska.

Các chính sách thương mại liên bang và các cuộc đàm phán đã liên tục thất bại trong việc bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất thủy sản Hoa Kỳ, dẫn đến thương mại thủy sản mất cân bằng nghiêm trọng vì phải đối diện với các hàng rào thuế quan cao do các đối tác thương mại áp đặt.

'Vi phạm rõ ràng' của Trung Quốc

Nghị quyết thứ hai của Ủy ban Alaska đề cập đến một vấn đề khác có ý nghĩa đối với toàn ngành thủy sản: cuộc chiến thương mại Mỹ.

Trong nỗ lực giúp giảm bớt thiệt hại mà các nhà xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc phải gánh chịu do cuộc chiến thuế quan leo thang bắt đầu vào năm 2018, tổ công tác thương mại của Trump và Trung Quốc đã dàn xếp về một "thỏa thuận giai đoạn một" vào đầu năm 2020, theo đó Trung Quốc sẽ mua tối thiểu 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ bổ sung của Mỹ trong hai năm, bao gồm cả hàng hóa nông nghiệp trị giá 32 tỷ USD.

Trong khi thỏa thuận quy định các sản phẩm cụ thể, số tiền Trung Quốc đồng ý NK mỗi sản phẩm vẫn được USTR giấu kín. Tuy nhiên, các nguồn tin cho rằng số tiền theo thỏa thuận tương đương với số tiền mà Trung Quốc đã mua từ Mỹ vào năm 2017.

Nếu đúng như vậy, Trung Quốc vẫn chưa đạt được mục tiêu giai đoạn một đối với thủy sản. Trung Quốc nhập khẩu thủy sản trị giá 687.274.113 USD vào năm 2020, hơn một nửa so với 1,2 tỷ USD thủy sản mà nước này nhập khẩu vào năm 2017.

Nghị quyết gọi USTR tập trung vào thực trạng của các nhà sản xuất thủy sản Mỹ và đảm bảo Trung Quốc tuân thủ ngay các cam kết liên quan đến nhập khẩu và mua hàng thủy sản của Mỹ.

Thống đốc Alaska gần đây cũng đã lên tiếng về các vấn đề thương mại thủy sản của bang. Trước đó, vào tháng 3, đảng viên Cộng hòa Mike Dunleavy đã thảo luận về cả vấn đề Nga và Trung Quốc, viết một bài báo cho rằng, kể từ khi có lệnh cấm vận, Nga đã tham gia vào việc bán phá giá thủy sản vào các thị trường Mỹ.

Đối với cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thống đốc lưu ý rằng các nước khác hưởng lợi khi nhu cầu thủy sản của Trung Quốc tăng vọt, trong khi xuất khẩu thủy sản của Alaska sang Trung Quốc đã giảm từ gần 1 tỷ USD năm 2017 xuống chỉ còn 520 triệu USD vào năm 2020.

chien tranh thuong mai my trung quoc nga

TIN MỚI CẬP NHẬT

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATTP

 |  19:45 21/02/2025

Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).

Những chia sẻ đầu tiên của tân Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

 |  16:34 21/02/2025

Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.

Lượng cá ngừ vằn đánh bắt được của Philippines đạt mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản suy giảm

 |  09:14 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.

Thai Union tăng trưởng sau khi rút khỏi Red Lobster

 |  09:01 21/02/2025

(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.

Sản lượng tôm toàn cầu dự báo đạt 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:45 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.

Nhóm nghề cá châu Âu kêu gọi loại cá ngừ khỏi thỏa thuận thương mại EU - Thái Lan

 |  09:00 20/02/2025

(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.

Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc đạt kỷ lục 1,96 triệu tấn

 |  08:57 20/02/2025

(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.

Nhật Bản sẽ cắt giảm mạnh hạn ngạch cá thu Thái Bình Dương

 |  08:46 20/02/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với SP tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

 |  08:37 20/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC