Muối iod, biết một cũng nên biết mười

Tiêu điểm 14:32 19/07/2017 708
(vasep.com.vn) Theo chuyên gia Vũ Thế Thành – Thạc sỹ ngành Quản lý Chất lượng Đại học Toulon-Var (Pháp), giảng viên an toàn thực phẩm của VASEP và là người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn về công nghệ thực phẩm, an toàn thực phẩm và các chất phụ gia thực phẩm thì: việc bổ sung iod vào muối theo chính sách quốc gia là điều cần thiết cho sức khỏe cộng đồng, không có gì bàn cãi. Nhưng ở Việt Nam, Bộ Y tế buộc các nhà chế biến phải dùng muối iod trong chế biến thực phẩm công nghiệp gây khó khăn cho sản xuất. Vấn đề là tuyên truyền làm sao để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung iod vào muối, chứ không phải là mệnh lệnh.

Dưới đây, Cổng thông tin điện tử VASEP xin trích nguyên văn bài viết của chuyên gia Vũ Thế Thành về vấn đề đang được các DN chế biến thực phẩm và thủy sản rất quan tâm trong thời gian gần đây.

Đa số đều nghĩ thiếu iod gây ra bướu cổ. Thực ra, thiếu iod còn gây lắm chuyện hơn thế nữa. Iod là thành phần tạo ra hormon của tuyến giáp, giúp cho sự phát triển của trí não của trẻ. Ngay cả khi các bà bầu thiếu iod, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Người ta phải bổ sung iod vào muối là vì thế.

Không phải thực phẩm nào cũng có iod

 

Iod giúp cho sự phát triển của trí não của trẻ. Ngay cả khi các bà bầu thiếu iod, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.

Iod có nhiều ở đại dương, vùng duyên hải. Tôm cua cá mực bạch tuộc, và các loại rong biển, nói chung là hải sản có nhiều iod. Muối biển cũng có iod, nhưng rất ít.

Iod dễ bay hơi, nên iod cũng có trong không khí ở vùng duyên hải. Xa biển, hay nhất là vùng cao nguyên thường thiếu iod.

Thiếu iod thì sinh lắm bệnh, mà sợ nhất là đần độn, thiểu năng, chậm phát triển tâm thần ở trẻ em, nghe nói, suy nghĩ đều lệch lạc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có ít nhất 40 triệu trẻ em thiếu iod, đa số là các nước nghèo. Người lớn bị rối loạn do thiếu iod, nhất là phụ nữ, thì từ tinh thần đến thể xác đều mệt mỏi, làm việc uể oải..

Cơ thể không tạo ra iod được, nên phải lấy từ nguồn thực phẩm. Nhưng không phải ai cũng diễm phúc sống ở vùng biển, và có máu mê ăn hải sản để có thể đáp ứng nhu cầu iod một cách tự nhiên được. Vả lại, không phải thực phẩm nào cũng có iod, nên phải bổ sung iod từ nguồn… “nhân tạo”.

Vì sao lại là muối iod?

Nhu cầu iod hàng ngày rất ít, chỉ khoảng 0,15 mg, nhỏ chưa bằng một hạt muối. Trẻ cần ít hơn, bà bầu nhiều hơn. 

Nhu cầu tí tẹo như thế thì biết trộn vào đồ ăn nào để bổ sung iod. Sao không chọn cơm gạo, bột mì, đường sữa,…mà lại chọn muối để bổ sung iod?

Đơn giản. Muối không bị hư thiu. Muối lại là thứ ai cũng ít nhiều phải dùng, mà cũng chỉ dùng có hạn, nên dễ kiểm soát được mức iod bổ sung. Mỗi ngày tối đa 5 gr muối là mức khuyến cáo của Tổ chức WHO, có ăn mặn cũng chỉ cỡ 10 gr. Do đó muối còn được dùng để bổ sung sắt, và các chất vi khoáng khác, tùy theo chính sách y tế của mỗi nước.

Vì iod rất dễ thăng hoa, nên người ta thường dùng iod ở dạng muối để bổ sung. Dùng phổ biến nhất là muối potassium iodate (KIO3) vì dễ sử dụng.

Khoảng 57 gr muối iodate được hòa tan thành dung dịch, rồi phun vào 1 tấn muối ăn. Con số 57 gr được tính toán dựa trên nhu cầu về iod và mức tiêu thụ muối mỗi ngày, cộng thêm 30% iod thất thoát do bay hơi, trong quá trình sản xuất lẫn khi sử dụng ở nhà. Ăn mặn, ăn nhạt cũng đều nằm trong dung sai tính toán này.

Vấn đề là truyền thông muối iod tới người dùng

Muối (bổ sung) iod ở nước ngoài thường là muối mỏ, làm tinh lại rồi phun iod vào, có trộn thêm cả chất chống vón, nên hạt muối nhỏ đều, rời rạc trông đẹp mắt. Còn muối iod ta bán ở các siêu thị trong nước làm từ muối biển, độ hạt lớn hơn so với muối tây, ẩm độ cao hơn, màu sắc không trắng tinh như muối tây.

Vì iod trong muối rất dễ thất thoát do bay hơi, nên chỉ nên nêm nếm sau khi đã nấu chín. Lọ muối cần được đậy kín, để nơi mát, tránh nắng, cách xa nguồn nhiệt, để tránh oxid hóa.

Tuy nhiên, muối iod, trong vài trường hợp, lại gây trở ngại cho thực phẩm công nghiệp, vì iod có thể bị thực phẩm oxid hóa, làm sẫm màu thực phẩm. Sự biến màu này không có hại cho sức khỏe, nhưng về ngoại quan của sản phẩm không đạt.

Ở các siêu thị nước ngoài, ngoài muối iod gia dụng, còn bày bán cả bán loại muối để các bà nội trợ muối dưa cải, dưa leo, cà rốt,… gọi là pickling salt. Muối pickling salt là muối tinh thuần túy, không có iod và chất chống vón. Vì iod và chất chống vón có thể làm rau quả muối bị sẫm màu hoặc lợn cợn kết tủa dưới đáy.

Việc bổ sung iod vào muối theo chính sách quốc gia là điều cần thiết cho sức khỏe cộng đồng, không có gì bàn cãi. Nhưng ở Việt Nam, Bộ Y tế buộc các nhà chế biến phải dùng muối iod trong chế biến thực phẩm công nghiệp gây khó khăn cho sản xuất. Vấn đề là tuyên truyền làm sao để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung iod vào muối, chứ không phải là mệnh lệnh.

Chính các bà nội trợ mới là người quyết định dùng muối nào. Con họ có thể bị đần độn, thiểu năng, chậm phát triển là biết sợ ngay. Nhưng bao nhiêu phần trăm phụ nữ biết điều này để chủ động dùng muối iod trong bếp núc?

Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com)

Bạn đang đọc bài viết Muối iod, biết một cũng nên biết mười tại chuyên mục Tiêu điểm của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận từ VASEP tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

 |  10:30 26/09/2024

(vasep.com.vn) Sáng 26/9/2024, tại Văn phòng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ VN), ông Nguyễn Huy Chí - Trưởng Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện UBTƯ MTTQVN tiếp đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam do ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký dẫn đầu, và tiếp nhận từ VASEP số tiền 658.339.696đ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.

EU khuyến nghị thay đổi quy định về bùn cá, sản phẩm phụ để cải thiện tính tuần hoàn

 |  08:21 26/09/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng tư vấn tiếp thị của EU đề xuất rằng bùn cá nên được chấp nhận là phân bón hữu cơ và các phần vụn cá nên được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, cùng với các khuyến nghị khác.

Trung Quốc: Giá cá rô phi tăng sau đợt bão

 |  08:18 26/09/2024

(vasep.com.vn) Những người nuôi và chế biến cá rô phi ở miền Nam Trung Quốc đã chứng kiến giá mua cá tăng trong tháng qua do sản lượng thu hoạch hạn chế và nhu cầu trước kỳ nghỉ lễ tăng mạnh.

Giá bạch tuộc đông lạnh tăng do sản lượng khai thác ở Mexico và Mauritania giảm

 |  08:15 26/09/2024

(vasep.com.vn) Giá bạch tuộc đông lạnh đang tăng tại nguồn, do sản lượng đánh bắt giảm ở các vùng sản xuất chính như Mexico và Mauritania trong những tháng gần đây và hiện nay là sản lượng đánh bắt chậm hơn ở Morocco, một trong những trung tâm đánh bắt chính của loài này.

Hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp ở Đông Nam Á

 |  08:41 25/09/2024

(vasep.com.vn) Các đại diện từ Cơ quan Quản lý Nghề cá Australia (AFMA) đã tổ chức hội thảo toàn diện về hệ thống giám sát tàu thuyền theo Chương trình Chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và Thúc đẩy nghề cá bền vững ở Đông Nam Á (Chương trình Đánh bắt IUU của SEA).

Giá sò điệp tại tàu của Mỹ giảm nhẹ

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 37 (9-15/9/2024), giá cập cảng của cả loại sò điệp Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus ) cỡ lớn nhất và nhỏ nhất đều tăng nhẹ tại phiên đấu giá hải sản ở New Bedford, Massachusetts, Hoa Kỳ, trong khi giá của những kích thước phổ biến nhất lại giảm nhẹ.

Peru: Sản lượng đánh bắt cá cơm tăng mạnh

 |  08:37 25/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 6/2024, sản lượng đánh bắt của Peru ghi nhận mức tăng 133% đạt 362.200 tấn.

Maldives rút lại quyết định cho phép đánh bắt cá ngừ bằng tàu longline

 |  08:35 25/09/2024

Theo thông cáo báo chí chung từ Blue Marine Foundation và các tổ chức phi chính phủ khác, chính phủ Maldives sẽ không cấp lại giấy phép đánh bắt cá bằng tàu longline, hủy bỏ kế hoạch mở lại nghề cá lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại trong tháng 8

 |  08:26 25/09/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.

Nghị định điện mặt trời mái nhà chuẩn bị được ban hành

 |  15:47 24/09/2024

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần bám sát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan, để Nghị định áp dụng sẽ tạo sự khác biệt, nổi trội.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC