Liên minh vận tải biển lâu đời nhất tan rã, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Tin tổng hợp 08:53 23/02/2023 Bảo Ngọc
Tại Việt Nam, hai hãng tàu của liên minh 2M (vừa tuyên bố giải tán) cũng tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sang Châu Âu và Mỹ.

Hai hãng tàu lớn bậc nhất thế giới ngừng hợp tác

Hai hãng tàu container lớn nhất thế giới là MSC và Maersk đã tuyên bố sẽ không tiếp tục tham gia trong liên minh vận tải 2M sau khi thỏa thuận chia sẻ chỗ (Vessel sharing agreement) giữa cả hai sẽ hết hạn vào tháng 1/2025.

Trong thông cáo báo chí phát ra, ông Vincent Clerc, CEO của A. P. Moller - Maersk (tập đoàn mà hãng tàu Maersk là thành viên) và ông Soren Toft, CEO của MSC, cho biết: MSC và Maersk nhận thấy thị trường đã có nhiều thay đổi kể từ khi hai công ty ký thỏa thuận có hiệu lực 10 năm vào năm 2015. Việc ngừng liên minh 2M sẽ mở đường cho cả hai hãng tiếp tục theo đuổi các chiến lược riêng.

Trong số 3 liên minh hãng tàu đang hoạt động, liên minh 2M là liên minh có tuổi đời “dài” nhất trong số ba liên minh đang hoạt động. Tuy nhiên với thông báo mới nhất từ phía Maersk và MSC, thì tuổi của 2M cũng sẽ dừng lại ở số 10.

Thành viên của 3 liên minh đang hoạt động - theo Alphaliner

Giới phân tích trong ngành cho rằng việc 2M giải tán có thể ảnh hưởng đến các thành viên của hai liên minh còn lại, thậm chí có đồn đoán rằng Maersk có thể sẽ lập ra một liên minh mới với thành viên từ một trong hai liên minh còn lại.

Dù hai hãng tàu khẳng định các tuyến dịch vụ vận tải sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức vì hai bên sẽ tiếp tục hoạt động như đã thực hiện kể từ năm 2015 cho đến khi ổn định lại, nhưng cuộc “chia tay” này được dự đoán sẽ tạo nên nhiều thay đổi cho ngành vận tải biển toàn cầu trong tương lai.

Hãng tàu MSC cập cảng làm hàng tại cảng SSIT khu vực Cái Mép - Thị Vải

Hai hãng vận tải biển lớn thế giới không còn hợp tác có thể kéo theo một số thay đổi về giá cước vận tải và giới hạn khai thác của các hãng tàu. Sự cạnh tranh cũng tăng lên.

Theo nhận định của Lars Jensen, Giám đốc điều hành của Vespucci Maritime, sự cạnh tranh gia tăng có thể làm giảm tỷ lệ giá cước. Sau khi liên minh kết thúc, các chủ hàng sẽ có sự lựa chọn giữa hãng Maersk, MSC hoặc một hãng vận tải khác. Điều này tạo nên thế cạnh tranh giữa các hãng tàu để tranh giành khách hàng.

“Trong thời hạn ngắn (tức là năm 2023), áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng giữa các hãng vận tải dẫn đến mức giá thấp hơn so với mức giá trước đây”, Lars Jensen cho hay.

Theo các chuyên gia, thế giới có thể chứng kiến ​​một cuộc chiến tỷ giá sau khi liên minh kết thúc, có thể khiến tỷ giá giao ngay giảm mạnh và cũng có thể dẫn đến sự xáo trộn trong các liên minh còn lại.

Khó có cơ hội cho đội tàu Việt Nam

Tại Việt Nam, hai hãng tàu của liên minh 2M cũng tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sang Châu Âu và Mỹ. Trên thực tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hãng tàu ngoại nằm trong các liên minh.

Sự hình thành liên minh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài với sự phục hồi chậm, rất nhiều hãng tàu gặp khó khăn trong khai thác, thậm chí một số hãng tàu lớn đã phải phá sản. Do đó, xu thế liên minh, sát nhập được thực hiện để tăng hiệu quả khai thác.

Do đó, sự tan rã của liên minh 2M cũng có thể khiến Việt Nam chịu ít nhiều ảnh hưởng. Song theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN Bùi Văn Trung, còn quá sớm để có thể nói những ảnh hưởng của sự tan rã liên minh tới việc vận chuyển hàng hóa đường biển của Việt Nam thế nào, vì còn phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường.

Hiện nay, chưa thể định hình được thị trường trong thời gian tới, khi hàng hóa container toàn cầu đang giảm và lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, ông Trung khẳng định dù liên minh 2M có tan rã, đội tàu của Việt Nam cũng khó có cơ hội để thay thế trong việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. “Đội tàu của ta quá nhỏ bé, cũng không thể tham gia để liên minh với các hãng tàu lớn thế giới”, Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN chia sẻ.

Khẳng định sản lượng hàng hóa không do hãng tàu quyết định, theo một doanh nghiệp cảng biển, các hãng tàu cần những thị trường tăng trưởng như Việt Nam cho các kế hoạch tương lai. Do đó, dù xu thế thay đổi có thể khiến các tuyến dịch vụ thay đổi và có sự chuyển dịch hàng hóa, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sản lượng hàng hóa qua cảng biển.

Theo Cục Hàng hải VN, Việt Nam có thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu hấp dẫn, thu hút các hãng tàu lớn trên thế giới, hình thành thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container có tính cạnh tranh rất cao giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Hiện nay với tuyến vận tải hàng hóa container đi Châu Âu và Mỹ chủ yếu do 10 hãng tàu nước ngoài đảm nhận, trong đó phần lớn là các hãng tàu thuộc cái liên minh như 2M (MSC và Maersk), Ocean (CMA - CGM, COSCO, Evergreen và OOCL) và T.H.E (Hapag - Lloyd, O.N.E, Yang Ming và HMM).

Các hãng tàu trong liên minh trao đổi thông tin về hàng hóa để thực hiện khai thác tàu đến và tàu đi, chia sẻ chỗ (địa điểm, thời điểm, thời gian bốc, dỡ hàng hóa). Các công ty trong liên minh không được phép chia sẻ thông tin về giá cước, các loại phụ thu ngoài giá cước và các vấn đề về kinh doanh do phải tuân thủ quy định của Luật chống độc quyền của Châu Âu và Mỹ.

Bảo Ngọc (Theo Báo Giao thông)

lien minh van tai bien

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghiên cứu nâng gói tín dụng ưu đãi thủy sản lên 60.000 tỷ đồng

 |  10:04 27/09/2024

(vasep.com.vn) Ngày 08/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Mỹ tăng mạnh trong khi surimi vẫn trì trệ

 |  08:28 27/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, xuất khẩu phi lê cá minh thái Alaska của Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​mức tăng đáng kể theo năm về cả khối lượng và giá trị vào. Tuy nhiên, không thể nói như vậy đối với surimi cá minh thái của Hoa Kỳ.

Giá tôm tháng 9 cao nhất trong nhiều năm tại Thái Lan, Trung Quốc

 |  08:25 27/09/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại ở Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm này trong năm kể từ năm 2017, trong khi giá ở Trung Quốc cũng tăng. 

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá tuyết đông lạnh từ Na Uy

 |  08:24 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) trong tuần 36 (2-8/9), EU đang ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu cá tuyết nuôi tươi từ Na Uy vì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tuyết đông lạnh chủ yếu từ Na Uy trong năm nay.

Tiềm năng tiêu thụ thủy sản tươi sống của Trung Quốc

 |  08:20 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Doanh số bán lẻ hải sản tươi sống và đông lạnh của Hoa Kỳ lại giảm

 |  08:22 26/09/2024

Theo báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ thực phẩm của 210 Analytics, người tiêu dùng Mỹ vẫn đang phải vật lộn với giá cả cao và tình hình kinh tế bất ổn.

Pêru: Xuất khẩu hải sản tăng gấp 5 lần nhờ bán bột cá sang Trung Quốc

 |  08:19 26/09/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu do Bộ Sản xuất của Peru công bố, xuất khẩu hải sản của Peru đã tăng đột biến vào tháng 7 năm 2024, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

American Seafoods cáo buộc các nhà sản xuất cá minh thái Nga lách lệnh cấm

 |  08:17 26/09/2024

(vasep.com.vn) Tổng giám đốc điều hành của American Seafoods, Einar Gustafsson, đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn chuỗi cung ứng để chống lại tình trạng các sản phẩm bị cấm của Nga được tiếp thị gian lận là có nguồn gốc từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh từ Việt Nam

 |  08:12 26/09/2024

(vasep.com.vn) Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra phile đông lạnh Việt Nam, người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới cũng ưa chuộng các sản phẩm cá tra khác, trong đó có cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh mã HS 03032400.

Nga: Giá cá minh thái H&G tăng nhanh do nguồn cung thấp

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái Nga đã bỏ đầu và moi ruột (H&G) đã tăng hơn 1.200 USD/tấn do nhu cầu trong nước và tình trạng đánh bắt chậm lại.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC