Kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Xuất nhập khẩu 08:43 20/02/2024
NDO - Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Giữ vững đà tăng trưởng các mặt hàng chủ lực

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, đạt 493.000 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 1.107,0% về lượng và tăng 1.035,8% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh lên 34,6%. Giá sầu riêng nhập khẩu trung bình từ Việt Nam đạt 4.332,2 USD/tấn.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường Vy cho rằng: Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.

“Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường Vy

Sầu riêng hiện vẫn là mặt hàng còn nhiều dư địa khai thác tại thị trường Trung Quốc. Trước đây, Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng chủ yếu cho Trung Quốc. Sang năm 2023, thị phần sầu riêng Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 65,1%, đạt 929 nghìn tấn, trị giá 4,57 tỷ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 18% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu bình quân từ thị trường Thái Lan ở mức 4.709,6 USD/tấn.

Sầu riêng là trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.

Bên cạnh rau quả, thủy sản cũng là mặt hàng trọng điểm xuất khẩu vào Trung Quốc, nhất là mặt hàng tôm. Năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất (tính theo lượng) của Việt Nam, đạt 64,1 nghìn tấn, trị giá 516,4 triệu USD. Việt Nam cũng là thị trường cung cấp tôm các loại lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong năm 2023.

Tập trung vào các mặt hàng tiềm năng

Thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao-su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với hơn 1,68 triệu tấn, trị giá 2,24 triệu USD, tăng 12,2% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với năm 2022.

Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.

Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.

Hạt tiêu cũng là một trong những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2024. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới.

Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương.

Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.

“Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới. Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đen sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 3,36 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 1% về trị giá so với năm 2022. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 32,39% trong năm 2022 lên 36,57% trong năm 2023.

Đối với mặt hàng sắn, trong năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc với 722,79 nghìn tấn, trị giá 198,38 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,88% về lượng và chiếm 12,78% về trị giá trong tổng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với năm 2022. Về tinh bột sắn, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 31,42% về lượng và chiếm 30,39% về trị giá.

Có thể thấy, tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn vào thị trường Trung Quốc còn nhiều nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào, Indonesia và Campuchia. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường này.

Theo nhandan.vn

xuat khau thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga trở thành một trong năm nhà sản xuất surimi hàng đầu thế giới với mục tiêu đạt 80.000 tấn

 |  08:54 05/02/2025

(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.

IMO đề xuất cơ chế định giá khí thải tàu thuyền toàn cầu

 |  08:49 05/02/2025

(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.

Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi lên hơn 50.000 tấn vào năm 2027

 |  08:31 05/02/2025

(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.

Năm 2025, cá tra chớp thời cơ vượt khó vươn lên

 |  08:26 05/02/2025

(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).

Mời tham dự khóa đào tạo: "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" và " HACCP cơ bản trong DN chế biến TS"

 |  10:00 04/02/2025

- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.

Chuỗi nhà hàng sushi Kura Sushi (Nhật Bản) dự định mở 14 cơ sở mới tại Hoa Kỳ trong năm 2025

 |  09:06 04/02/2025

(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.

Giá cua tuyết tiếp tục tăng mạnh tại Hoa Kỳ khi nguồn cung khan hiếm

 |  09:00 04/02/2025

(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.

FDA phát hiện hóa chất "vĩnh cửu" trong nghêu đóng hộp từ Trung Quốc

 |  08:54 04/02/2025

(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.

Indonesia liên kết hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản với tiêu chuẩn GDST

 |  08:45 04/02/2025

(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.

Thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam năm 2025: Liệu Mỹ có “soán ngôi” Trung Quốc?

 |  08:37 04/02/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC