Kỳ vọng nào cho cổ phiếu thủy sản?

Tin tổng hợp 09:15 20/12/2023
Các tháng cuối năm thường là thời điểm xuất khẩu sôi động nhất, nên các doanh nghiệp thủy sản luôn có kết quả kinh doanh tích cực. Cùng với đó, “chất xúc tác” từ việc Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc được đánh giá sẽ gia tăng thêm sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu thủy sản.

 

Theo quan sát, ngay từ đầu tháng 12, nhóm cổ phiếu thủy sản đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực, thu hút dòng tiền trở lại nhờ kỳ vọng vào nhu cầu tiêu thụ lớn trong mùa lễ hội giai đoạn cuối năm.

Rục rịch trở lại

Đáng chú ý, trong phiên VN-Index vượt mốc 1.120 điểm (6/12), nhóm cổ phiếu thủy sản đã “nổi sóng” lớn do lực cầu gia tăng mạnh mẽ, đồng thời cũng là nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngày vui của VN-Index.

Có thể kể đến như VHC (Vĩnh Hoàn), IDI (Đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI) và ASM (Tập đoàn Sao Mai) đều tăng kịch biên độ. Bên cạnh đó, ANV (Thủy sản Nam Việt) tăng 3,72%, FMC (Thực phẩm Sao Ta) tăng 2,17%.

Đáng chú ý, trong phiên này, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VHC với khối lượng 1,39 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 103,55 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong top 5 mã dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh còn có sự xuất hiện của một thành viên khác trong nhóm thủy sản, đó là ASM, với khối lượng mua ròng đạt xấp xỉ 1,72 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 16,8 tỷ đồng.

Trước đó, trong giai đoạn từ tháng 10, thời điểm các doanh nghiệp niêm yết nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng công bố báo cáo tài chính quý III/2023, nhà đầu tư đã bắt đầu không còn “mặn mà” với nhóm cổ phiếu này. Nguyên nhân chính phần lớn được cho là bởi kết quả kinh doanh kém khả quan, đi ngược với kỳ vọng của thị trường.

Điển hình, lợi nhuận quý III của "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn giảm 57,7%. Trong khi đó, “vua tôm” Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa có lãi trở lại ở quý trước, lại lần nữa báo lỗ hơn 26 tỷ đồng trong quý III/2023, dù đã tích cực tiết giảm các khoản chi phí. Đây cũng là quý lỗ thứ 2 trong năm của doanh nghiệp đầu ngành tôm này.

Trường hợp của Thủy sản Nam Việt cũng không khá hơn. Quý III, doanh nghiệp báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, mặc dù cải thiện so với mức lỗ 51 tỷ đồng của quý trước nhưng thua rất xa mức lãi 120 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc Phân tích của Chứng khoán Sacombank (SBS) vẫn nhấn mạnh, các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu thường có chu kỳ lợi nhuận khá đặc thù trong năm, lợi nhuận các quý khá chênh lệch. Thời điểm cuối năm thường sẽ là lúc thị trường xuất khẩu sôi động nhất, nên các doanh nghiệp luôn có kết quả kinh doanh tích cực vào quý IV năm nay và quý I năm sau.

“Đó cũng là một lợi thế nếu nhà đầu tư muốn đón đầu các cổ phiếu thuộc nhóm doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Linh khuyến nghị.

Hưởng lợi nhờ Việt - Trung tăng cường hợp tác thương mại

Trở lại hiện tại, thông tin tích cực đáng chú ý mới đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là “chất xúc tác” giúp gia tăng sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu thủy sản.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau 11 tháng 2023 với kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2% và chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trung Quốc hiện là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Trong đó, mặt hàng cá tra là một trong nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lớn.

“Với kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc dần hồi phục vào cuối năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng này dần được cải thiện”, Mirae Asset đánh giá.

Chứng khoán Vietcap (VCSC) cũng cho rằng nhu cầu sẽ phục hồi vào cuối năm 2023, được hỗ trợ bởi sự kích thích của Chính phủ và mùa lễ hội sắp đến.

“Doanh số bán lẻ và sản lượng dịch vụ tăng tốc nhẹ so với quý trước trong quý III/2023 do kích thích tài chính của Trung Quốc có thể tiếp tục tác động tích cực đến triển vọng kinh tế cũng như tâm lý người tiêu dùng trong quý IV/2023 và năm 2024”, VCSC nhìn nhận.

Do đó, VCSC lạc quan hơn và kỳ vọng sự phục hồi mạnh hơn so với quý trước của nhu cầu tiêu dùng và các đơn đặt hàng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong quý IV/2023.

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, mảng kinh doanh có nhiều biến động. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, Vĩnh Hoàn đã tận dụng tốt thời cơ và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra, cá basa với khoảng 17%, đặc biệt là thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Vĩnh Hoàn đứng đầu ngành trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam (chiếm 15,4% tỷ trọng xuất khẩu cá tra). Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của doanh nghiệp này.

VCSC tin rằng sản lượng bán của Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục phục hồi trong quý IV/2023 khi các nhà khai thác dịch vụ thực phẩm toàn cầu tăng cường hoạt động dự trữ hàng tồn kho khi thị trường toàn cầu bước vào mùa lễ hội, sau đó là sự phục hồi tiêu dùng sôi động hơn, thúc đẩy giá bán phi lê cao hơn vào năm 2024.

Trong dài hạn, VCSC tin tưởng cá tra có vị thế vững chắc trên thị trường cá thịt trắng toàn cầu như một lựa chọn kinh tế hơn so với lựa chọn truyền thống như cá tuyết và cá minh thái. Đồng thời, VCSC duy trì kỳ vọng nguồn cung cá tra thắt chặt của Việt Nam sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2024.

“Sản lượng xuất khẩu phi lê của Vĩnh Hoàn sẽ giảm 4% vào năm 2023 trước khi tăng 16% vào năm 2024”, VCSC dự báo.

Mặt khác, ở thị trường xuất khẩu tôm, Chứng khoán Rồng Việt Securities (VDSC) đánh giá sản lượng xuất khẩu trong quý IV/2023 của Thực phẩm Sao Ta dự kiến tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ hoạt động tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản khởi sắc.

VDSC dự báo giá bán tôm của Thực phẩm Sao Ta trong quý IV/2023 sẽ tăng lên nhờ yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, việc chi phí vận chuyển và chi phí tôm nguyên liệu tăng lên cũng sẽ góp phần đẩy giá bán đầu ra tăng.

“Biên lợi nhuận trong quý IV/2023 của Thực phẩm Sao Ta sẽ được cải thiện mạnh lên mức 13,9%; qua đó, nâng biên lợi nhuận cả năm 2023 lên mức 10,3%”, VDSC ước tính.

Theo Tạp chí tài chính

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng nào cho cổ phiếu thủy sản? tại chuyên mục Tin tổng hợp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATTP

 |  19:45 21/02/2025

Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).

Những chia sẻ đầu tiên của tân Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

 |  16:34 21/02/2025

Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.

Lượng cá ngừ vằn đánh bắt được của Philippines đạt mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản suy giảm

 |  09:14 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.

Thai Union tăng trưởng sau khi rút khỏi Red Lobster

 |  09:01 21/02/2025

(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.

Sản lượng tôm toàn cầu dự báo đạt 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:45 21/02/2025

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.

Nhóm nghề cá châu Âu kêu gọi loại cá ngừ khỏi thỏa thuận thương mại EU - Thái Lan

 |  09:00 20/02/2025

(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.

Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc đạt kỷ lục 1,96 triệu tấn

 |  08:57 20/02/2025

(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.

Nhật Bản sẽ cắt giảm mạnh hạn ngạch cá thu Thái Bình Dương

 |  08:46 20/02/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.

Việt Nam cạnh tranh vị trí nhà cung cấp số 2 với Indonesia trên thị trường Mỹ đối với SP tôm hấp, tẩm gia vị và tẩm bột

 |  08:37 20/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC