Kiến nghị cho hàng kiểm dịch, hàng vừa kiểm tra ATTP, vừa kiểm dịch được làm thủ tục trên hệ thống một cửa

Tiêu điểm 08:02 22/06/2021 Tạ Hà
(vasep.com.vn) VASEP đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp xem xét đưa vào Dự thảo Nghị định quy định những sản phẩm thực phẩm đang phải kiểm dịch và những thực phẩm vừa phải kiểm tra ATTP, vừa kiểm dịch cũng được làm thủ tục hoàn chỉnh trên hệ thống một cửa quốc gia, thay vì 2 cửa vừa nộp trên hệ thống một cửa, vừa nộp hồ sơ giấy như hiện nay.

Dự thảo đã tiếp thu được hầu hết những cải cách tích cực, hiệu quả trong Nghị định 15

Ngày 17/6/2021, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Công văn số 68/CV-VASEP (CV 68) góp ý Dự thảo Nghị định kiểm tra Nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tại CV 68, VASEP và DN thuỷ sản đánh giá cao Bộ Tài chính và Ban soạn thảo của Bộ Tài chính đã luôn chủ động và tích cực trong việc tổng hợp, rà soát, tiếp thu ý kiến và xây dựng các quy định trong Dự thảo để cộng đồng DN và các cơ quan có thể làm thủ tục nhập khẩu theo cơ chế một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, tạo thuận lợi cho cả DN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; thiết chế xuyên suốt này kèm các cơ chế, phương thức, thủ tục được đưa ra trong Dự thảo có tính xây dựng và thực thi cao, tiệm cận với mô hình các nước tiên tiến và khu vực đang triển khai mà Hiệp hội cùng cộng đồng DN mong đợi, đánh giá cao.

Vì tầm quan trọng của Đề án và Dự thảo nên trong suốt 5 tháng qua, VASEP cùng các Hiệp hội ngành hàng khác đã theo sát các Dự thảo và tiến trình, ghi nhận và đánh giá cao việc Ban soạn thảo của Bộ Tài chính đã chủ động tổ chức nhiều cuộc họp trao đổi, góp ý cho Dự thảo với các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng DN; lắng nghe và tiếp thu các góp ý, đề xuất tích cực, phù hợp từ các Hiệp hội, DN mà gần đây nhất là cuộc họp sáng ngày 11/6/2021 tại Hà Nội  với 8 Hiệp hội ngành hàng có liên quan.

Đối với các nội dung kiểm tra nhà nước về ATTP, VASEP và các hiệp hội về thực phẩm đã xem xét kỹ và thấy rằng Dự thảo ngày 4/6/2021 đã tiếp thu được hầu hết những cải cách tích cực, hiệu quả trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (NĐ 15/2018/NĐ-CP). VASEP ghi nhận và đánh giá cao Ban soạn thảo đã đánh giá, tiếp thu từ nhiều nguồn, nhiều ý kiến để triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro mà NĐ 15/2018 đã tiên phong, đặc biệt là danh mục hàng hoá miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu.

Dự thảo cũng đã đưa một cải cách mới về việc cho phép đăng ký thực phẩm chứa phụ gia mới (chưa có trong NĐ 15/2018) vào trong Dự thảo để tháo gỡ khó khăn cho các DN tồn tại từ nhiều năm nay. Về một vài bất cập còn lại, Ban soạn thảo của Bộ Tài chính  cũng đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các Hiệp hội tại Dự thảo ngày 4/6/2021 trong cuộc họp ngày 11/6/2021 để chuyển tải đầy đủ các cải cách của NĐ 15/2018 vào Dự thảo Nghị định mới, rất mong Dự thảo sẽ được hoàn thiện sớm mấy điểm này.

Đối với các nội dung về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá trong Dự thảo, VASEP hoàn toàn nhất trí với những cải cách mới được đưa ra trong Dự thảo, mà vai trò và trách nhiệm của DN và các CQ quản lý nhà nước có liên quan được rõ ràng và đầy đủ. Các cải cách mới đã được thiết kế theo sát chỉ đạo tại Quyết định 38/2021/QĐ-TTg, bao gồm việc kiểm tra theo mặt hàng, kiểm tra theo mức độ rủi ro…do những cải cách này đã được thực tiễn chứng minh có hiệu quả tốt tại NĐ 15/2018 cho thực phẩm, nay áp dụng nguyên tắc này sang các hàng hóa khác.

Đề xuất nhóm hàng “kiểm dịch” và “vừa kiểm dịch, vừa kiểm ATTP” được làm thủ tục trên hệ thống một cửa quốc gia

Tại CV 68, VASEP đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp xem xét đưa vào Dự thảo Nghị định quy định những sản phẩm thực phẩm đang phải kiểm dịch và những thực phẩm vừa phải kiểm tra ATTP, vừa kiểm dịch cũng được làm thủ tục hoàn chỉnh trên hệ thống một cửa quốc gia, thay vì 2 cửa vừa nộp trên hệ thống một cửa, vừa nộp hồ sơ giấy như hiện nay để tháo gỡ một khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh nhiều năm qua mà NĐ 15/2018 chưa giải quyết được. Các quy định về quản lý, phương thức, cơ chế đối với nhóm “kiểm dịch” và “vừa kiểm dịch, vừa kiểm ATTP” như hiện nay sẽ được trao đổi, thống nhất tại một văn bản QPPL khác hoặc với Bộ NN&PTTN tại các Thông tư của Bộ.

VASEP cũng phân tích lý do để đưa ra đề nghị này là vì thực phẩm dùng làm thức ăn cho người đều từ hai nguồn là: động vật và từ thực vật. Với nguồn từ động vật, thì Bộ N&NPTNT đang quy định (danh mục, phương thức kiểm tra, thủ tục…) tại bốn Thông tư. Trong đó, Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT (TT 25/2016) và Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT (TT 35/2018) là cho động vật trên cạn; Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT TT (26/2016) và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT (TT 36/2018) là cho thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản.

Tuy nhiên, cả 04 Thông tư này đều là “Kiểm dịch nhập khẩu” hết. Như vậy, hầu hết sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc động vật (trên cạn, dưới nước) là thực phẩm đều đang phải thực hiện kiểm dịch theo phương thức và thủ tục riêng quy định trong Thông tư của Bộ, trong khi đúng theo thông lệ quốc tế và cơ sở khoa học, thì hầu hết các sản phẩm dùng làm thực phẩm chỉ kiểm tra ATTP nhập khẩu.

Đánh giá và nhận định sơ bộ của Hiệp hội và các chuyên gia, thì với quy định hiện hành này của Bộ NN&PTNT, có đến ít nhất 70% thực phẩm sẽ không thuộc phạm vi của Dự thảo Nghị định, và như vậy mục tiêu lớn lao của QĐ38/2021/QĐ-TTg và Dự thảo này sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Việc loại trừ các sản phẩm phải kiểm dịch và các thực phẩm vừa kiểm tra ATTP vừa kiểm dịch ra khỏi Đề án Dự thảo Nghị định này sẽ dẫn đến bất cập lớn là cùng nhóm hàng thực phẩm, nhưng phải chia ra 2 loại thủ tục, 2 biểu mẫu khác nhau, làm ở 2 cửa khác nhau, 2 quy trình khác nhau; cũng như làm hiệu quả cải cách giảm đi rất nhiều, vì đa số thực phẩm vẫn phải làm theo quy trình cũ. Khi chưa thể cải cách được quy định và quy trình kiểm dịch, thì việc cải cách để đưa thủ tục kiểm dịch lên hệ thống một cửa quốc gia sẽ giúp công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho xã hội và đúng với chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về phát triển Chính phủ điện tử.

kiem dich kiem tra an toan thuc pham

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC