Jeff Sedacca, Giám đốc điều hành của công ty nhập khẩu Sunnyvale Seafood của Mỹ, nhấn mạnh rằng sẽ không có nhà sản xuất nào bù đắp đủ. Lấy ví dụ từ trường hợp dịch bệnh EMS làm giảm sản lượng tôm của Thái Lan làm cho thị trường đi xuống. Khi đó, ngay cả các quốc gia khác không có EMS cũng không thay thế được.
Ấn Độ đặt ra tiêu chuẩn khi cung cấp tôm cho Mỹ - và với khối lượng họ cung cấp, không có quốc gia sản xuất nào trên hành tinh có thể thay thế trong ngắn hạn. Ecuador cũng có khả năng đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên, ngay cả Ecuador cũng hạn chế."
Cần lưu ý rằng vấn đề ở Ấn Độ hiện tại không phải là sản xuất, vì việc thu hoạch ở bang nuôi tôm chính là Andhra Pradesh vẫn diễn ra bình thường, mặc dù một vài nơi thu hoạch sớm vào tháng trước.
Tuy nhiên, COVID vẫn tiếp tục gây ra khó khăn. Nnhiều nhà máy chế biến đang làm việc với công suất dưới một nửa, trong khi sự chậm trễ container và giá vận chuyển tăng cao đã khiến các nhà chế biến tôm rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.
Thiếu lao động đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều tôm còn nguyên vỏ chưa qua chế biến, nhưng việc thiếu container khiến cho bất kỳ nhà máy nào cũng gặp khó khăn trong việc xuất tôm nguyên liệu sang một thị trường khác như Việt Nam để chế biến lại trước khi xuất khẩu sang thị trường này.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu tôm Ấn Độ vào Mỹ chỉ giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; nhưng điều quan trọng là làn sóng covid mới quét qua đất nước này không lên đỉnh điểm trước tháng 4, do đó vẫn chưa có số liệu thống kê về thương mại liên quan đến nguyên nhân này.
Như đã nói, sau đợt phong tỏa đầu tiên vào cuối tháng 3 năm ngoái, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đã giảm hơn 50% xuống 8.600 tấn vào tháng 5 và 11.821 tấn vào tháng 6, vì vậy khối lượng năm nay có thể vẫn tăng so với năm 2020.
Như Jim Gulkin, người sáng lập công ty kinh doanh thủy sản Siam Canadian có trụ sở tại Thái Lan cũng lưu ý, ngay cả khi các nhà sản xuất Ấn Độ thành công trong việc mua container, thì tình trạng khan hiếm cỡ lớn vốn được ưa thích ở Mỹ cũng sẽ xảy ra vào mùa hè này. Và không ai có thể giải quyết được sự sụt giảm xuống trong khoảng thời gian ngắn này. Ecuador đã tăng sản lượng một cách đáng kể, vì vậy không còn nhiều dư địa để phát triển.
Ông Gulkin cũng lưu ý rằng vấn đề còn lại là sớm muộn Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế, khi đó áp lực nhu cầu đối với các nhà sản xuất tôm ở Ecuador và Đông Nam Á sẽ tăng nữa.
Tại Bắc Âu, người mua đã bắt đầu tìm hiểu các nhà cung cấp tôm thay thế từ Việt Nam, nước có hiệp định thương mại tự do với EU sẽ giúp NK có lợi thế hơn, theo Sophia Balod từ nhà phân tích thị trường Hà Lan Seafood TIP.
Đầu tháng này, Sebastian Jacob, Giám đốc điều hành của thương nhân Ấn Độ Continental Seafoods cho biết, một số nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng đã hỏi đến nhà cung cấp lớn của Việt Nam là Minh Phú Seafood.
Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là Ấn Độ vẫn là quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất và bất kỳ sự thiếu hụt ngắn hạn nào từ nước này cũng có thể cao hơn đáng kể so với khả năng bù đắp của các nhà sản xuất khác.
Điều này sẽ có ý nghĩa gì ở các thị trường mục tiêu?
Không giống như năm ngoái, khi sự thiếu hụt nguồn cung của Ấn Độ xay ra đồng thời với việc đóng cửa quốc gia và đóng cửa dịch vụ thực phẩm trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, lần này nhu cầu đang tăng và có khả năng sẽ tiếp tục tăng, Sedacca cho biết.
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn