Dưới đây là bài viết của một nghiên cứu sinh tại trường Đại học Cincinnati, thành phố Cincinnati, bang Ohio, Mỹ với nhận định về IUU và sự cần thiết chống khai thác IUU tại các nước Đông Nam Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung.
Khai thác thủy sản IUU là gì?
Theo Mathew Camilleri, Cán bộ Thủy sản cao cấp tại Cục Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khai thác thủy sản IUU, trong bối cảnh IPOA-IUU, bao gồm:
- Các hoạt động liên quan đến đánh bắt và khai thác thủy sản được thực hiện trái với luật pháp quốc gia, khu vực và quốc tế. (Bất hợp pháp)
- Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo thiếu thông tin về hoạt động đánh bắt và khai thác. (Không báo cáo)
- Khai thác thủy sản bằng tàu thuyền không thuộc quản lý quốc gia. (Không theo quy định)
- Khai thác thủy sản trong vùng hiệp ước của RFMO bằng tàu không thuộc quản lý của tổ chức nào. (Không theo quy định)
- Các hoạt động đánh bắt thủy sản không được quy định bởi các quốc gia và không dễ theo dõi và giải trình. (Không theo quy định)
- Đánh bắt trong những khu vực hoặc nguồn lợi thủy sản không có biện pháp quản lý hoặc bảo tồn. (Không theo quy định). (Camilleri slide 2)
Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái biển và sự bền vững nghề cá ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Nó tác động nặng nề đến khu vực Đông Nam Á vì nghề cá và các ngành liên quan đến thủy sản là nguồn thu nhập chính của nhiều người và các quốc gia. Hàng năm, các quốc gia này phải chịu tổn thất hàng tỷ USD và một số ngư trường bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt do khai thác thủy sản IUU. Ngoài ra, do thiếu nỗ lực chống khai thác thủy sản IUU và cải thiện quản lý nghề cá của chính phủ, một số quốc gia trong khu vực này đã phải nhận cảnh báo thẻ vàng từ Ủy ban châu Âu (EC) trong đó hậu quả nặng nề nhất ở Campuchia là bị thẻ đỏ, nghĩa là các sản phẩm thủy sản bị lệnh cấm từ EC.
Tổng quan
Tài liệu này sẽ tổng quan những gì đã được nghiên cứu về thiệt hại của việc khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở khu vực Đông Nam Á và lợi ích của việc chống khai thác IUU. Đánh giá này sẽ được sắp xếp theo chủ đề và kết quả nghiên cứu từ các tác giả khác nhau sẽ được thảo luận cùng nhau nếu chúng có liên quan. Phần giới thiệu sẽ tìm cách hình thành một cơ sở mà theo đó câu hỏi nghiên cứu có thể được phân tích. Nghiên cứu sẽ tìm cách trả lời câu hỏi: Ba lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á là gì khi họ cam kết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)?
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, bài đánh giá này sẽ phân tích tình hình khai thác IUU ở khu vực Đông Nam Á, và sau đó là ba lợi ích cho khu vực Đông Nam Á cam kết chống khai thác IUU: hội nhập thị trường quốc tế, cải thiện hệ thống quản lý nhà nước thủy sản hiệu quả và bảo vệ môi trường, và an ninh lương thực.
Đông Nam Á là một trong những khu vực cung cấp hải sản lớn nhất thế giới, đó là lý do tại sao phải chịu nạn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định(IUU) nhiều hơn các khu vực khác. Nhiều vùng nước đang bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt; Hàng tỷ USD bị mất hàng năm và 64% nguồn lợi ngư trường có nguy cơ bị lạm thác (DeRidder & Nindang 2018). Theo nghiên cứu của Chalk (2017), có 2 khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất: khu vực đầu tiên là Vịnh Thái Lan, nơi tổng sản lượng đánh bắt trung bình đã giảm 86% kể từ năm 1966, khiến những vùng nước này bị cạn kiệt nhiều nhất hành tinh. Thứ hai là Indonesia, ước tính mất gần 4 tỷ USD mỗi năm do nạn khai thác bất hợp pháp. Những nước có ngư dân vi phạm nhiều nhất là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, và việc chống lại các hoạt động này hiện được coi là ưu tiên an ninh quốc gia của chính quyền Joko Widodo. Chalk (2017) cũng cho thấy số lượng thủy sản bị tổn thất do khai thác IUU nhiều hơn 2,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều cam kết chống khai thác IUU. Cho đến tháng 7/2018, chỉ có 5 trong số 11 quốc gia trong khu vực này tham gia cuộc chiến chống khai thác IUU: Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Những nguyên nhân tại sao đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định(IUU) phổ biến ở các nước Đông Nam Á là: phương pháp đánh bắt bất hợp pháp và/hoặc có hại, và sự yếu kém trong quản lý và quy định nghề cá. Theo nghiên cứu của DeRidder và Nindang (2018), các phương pháp khai thác thủy sản bất hợp pháp và gây hủy diệt ở Đông Nam Á là sử dụng chất độc và thuốc nổ. Người ta sử dụng chất độc xyanua để làm choáng cá, khiến chúng dễ bắt hơn nhưng ảnh hưởng sâu sắc đến nước xung quanh (DeRidder và Nindang 2018). DeRidder và Nindang (2018) giải thích rằng, đánh cá bằng thuốc nổ là dùng thuốc nổ hoặc lựu đạn để giết ngay lập tức tất cả cá trong khu vực đánh bắt. Cả hai phương pháp đều phá hoại và gây hại cho hệ sinh thái biển, nhưng do thiếu quản lý nghề cá ở Đông Nam Á, những phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, các ngư cụ cũng là một đóng góp lớn để phá hủy môi trường biển. Những chiếc thuyền đánh cá bằng lưới rê, lưới ma và ngư cụ bị bỏ rơi, đang giết chết tất cả các loại sinh vật biển bao gồm cá heo, cá voi, rùa và rạn san hô (DeRidder và Nindang 2018).
Theo Chalk (2017), những nguyên nhân khác là quy định quản lý nghề cá còn yếu của nhiều quốc gia trong khu vực và thiếu kiến thức và công nghệ. Vấn đề chung của chính phủ ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, là thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát và giám sát nghề cá hiệu quả. Theo DeRidder và Nindang (2018), để giải quyết nghiêm túc các mối đe dọa đối với quản lý nghề cá bền vững ở Đông Nam Á, cần có các nhà lãnh đạo chính phủ và các chủ thể phi chính phủ thực hiện ý chí chính trị cần thiết cho các nước thay đổi thói quen làm ăn thường lệ chuyển sang mô hình quản lý nghề cá mới, bền vững. Hơn nữa, khu vực Đông Nam Á vẫn còn nghèo nàn và thiếu các công nghệ đánh bắt thân thiện với môi trường tiên tiến để tránh phá hủy hệ sinh thái biển. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao đối với hải sản, nhiều ngư dân nhỏ lẻ chọn khai thác IUU để bù vào sản lượng đánh bắt mỗi ngày. Do đó, trữ lượng thủy sản đang giảm nhanh chóng.
Nói tóm lại, khai thác thủy sản IUU có rất nhiều tác động tiêu cực đến khu vực Đông Nam Á, cả về kinh tế và môi trường. Do đó, chính phủ các nước Đông Nam Á cần chung tay để chấm dứt hoạt động khai thác thủy sản IUU.
Thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp protein chất lượng cao và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Theo DeRider và Nindang (2018), khoảng 12% dân số thế giới phụ thuộc vào khai thác và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống, và hơn một nửa số người dân thế giới nhận nguồn protein động vật từ cá và hải sản. Ở Đông Nam Á, tỷ lệ này cao hơn đáng kể. Ngoài ra, ngành công nghiệp liên quan đến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chính ở khu vực Đông Nam Á. Hàng triệu người ở các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào thủy hải sản không chỉ vì protein mà còn là nguồn sinh kế, đặc biệt là những người sống ở các tỉnh ven biển. Biển không chỉ đóng vai trò là nguồn lương thực và sinh kế chính cho hàng trăm triệu người, mà còn tạo ra hàng tỷ USD GDP cho khu vực này (DeRidder và Nindang 2018). Tuy nhiên, do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định(IUU), nguồn thực phẩm và sinh kế này đang cạn kiệt và có nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần.
Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của ngành thủy sản thế giới. Nó đặt ra một mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái biển và sự bền vững nghề cá ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Nó có tác động nặng nề đến khu vực Đông Nam Á vì nghề cá và các ngành liên quan đến thủy sản là nguồn thu nhập chính của nhiều người và các quốc gia. Hàng năm, các quốc gia này phải chịu thiệt hại hàng tỷ USD và một số khu vực thủy sản bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt do khai thác thủy sản IUU. Ngoài ra, trên phạm vi toàn cầu, theo Petrossian (2015), 52% nguồn lợi thủy sản hoặc các loài hải sản bị khai thác triệt để, 17% bị khai thác quá mức và 6% bị cạn kiệt và khai thác thủy sản IUU là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này. Quy mô khai thác IUU toàn cầu ước tính vào khoảng 11-26 triệu tấn, tức là tổn thất khoảng 10-23,5 tỷ USD hàng năm. Một số nhà khoa học cho rằng, nếu tốc độ khai thác kiểu cạn kiệt vẫn diễn ra, thì hầu hết trữ lượng cá săn mồi lớn sẽ sụp đổ vào năm 2048.
Nói tóm lại, vì nghề cá là một trong những ngành công nghiệp chính ở Đông Nam Á, khu vực này cần phải cam kết loại bỏ khai thác thủy sản IUU để đảm bảo lợi nhuận khai thác thủy sản và cung cấp thực phẩm bền vững cho tương lai.
Vì ngành thủy sản và công nghiệp liên quan đến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chính ở khu vực Đông Nam Á, khu vực này XK hàng tỷ tấn thủy hải sản mỗi năm ra thế giới, thu về hàng tỷ USD. Trong số tất cả các quốc gia và khu vực NK thủy sản và nuôi trồng thủy sản từ khu vực Đông Nam Á, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn nhất cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Là một trong những thị trường thủy sản lớn nhất thế giới xét về giá trị, EU đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc khai thác thủy sản IUU toàn cầu. Trong nỗ lực đấu tranh quốc tế chống khai thác thủy sản IUU, EC đã tạo ra hệ thống thẻ để yêu cầu các quốc gia XK thủy sản sang EU ngăn chặn khai thác thủy sản IUU theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 là khung làm việc trung tâm để chống khai thác thủy sản của IUU. Mục tiêu chính là ngăn chặn và loại bỏ việc buôn bán các sản phẩm khai thác IUU vào EU. Một trong những phần quan trọng là một quy trình gồm nhiều bước để đối phó với các quốc gia ngoài EU được coi là không hợp tác trong cuộc chiến chống khai thác IUU (theo nghiên cứu của Popescu và Chahri 2017). Mỗi quốc gia sẽ cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến phương pháp và quy định của họ về quản lý nghề cá cho EC. Nếu một quốc gia không đáp ứng các tiêu chuẩn EC, họ sẽ bị nhận thẻ vàng, như là cảnh báo để cải thiện hệ thống quản lý nghề cá. Sau khoảng thời gian 6 tháng hoặc hơn, nếu quốc gia đó chứng minh được họ có hệ thống quản lý tốt hơn, họ sẽ nhận được thẻ xanh, nếu không sẽ nhận một thẻ đỏ như một lệnh cấm. Theo Popescu và Chahr (2017), biểu đồ sau đây hiển thị các quy trình hệ thống thẻ EC và tiến trình từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2017:
Kể từ năm 2012, đã có 4 quốc gia trong tổng số 11 quốc gia ở Đông Nam Á bị thẻ vàng. Quốc gia đầu tiên là Campuchia vào tháng 11/2012 và sau một năm, EC đã ra thẻ đỏ, có nghĩa là các sản phẩm thủy sản của Campuchia bị cấm sang thị trường châu Âu. Quốc gia mới nhất bị thẻ vàng của EC vào tháng 10/2017 là Việt Nam, nước có XK thủy sản ròng sang thị trường EU là 1,4 tỷ USD trong năm 2017. Một phần tư các quốc gia Đông Nam Á chịu hệ thống thẻ EC là mối đe dọa mất hàng triệu USD từ XK thủy sản. Cho đến nay, chỉ có Philippines đã thành công gỡ thẻ vàng và được tham gia lại vào thị trường thủy sản EU.
Hơn nữa, hệ thống thẻ EC có lợi cho cả các nước EC và ngoài EU. Nó đề xuất các hạng mục cho EC để đánh giá hệ thống quản lý nghề cá của các quốc gia ngoài khối EU cũng như yêu cầu các quốc gia đó ngăn chặn khai thác IUU. Đây là một nỗ lực quốc tế trong việc ngăn chặn khai thác IUU. Ngoài ra, 2 thị trường thủy sản lớn khác của khu vực Đông Nam Á là Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch áp dụng một hệ thống thẻ tương tự EC để buộc khu vực này hành động ngăn chặn khai thác IUU và bảo tồn hệ sinh thái biển của họ. Chiến dịch của các nước phát triển khiến những nước đang phát triển phải cùng chung tay giải quyết các vấn đề môi trường thế giới. Do đó, chống khai thác IUU sẽ giúp các nước Đông Nam Á tham gia hội nhập thị trường quốc tế.
Theo phỏng vấn với các cán bộ của Tổng cục Thủy sản Việt Nam và một cán bộ thủy sản của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm (FAO) của Liên Hợp Quốc, vào tháng 5/2007, Kế hoạch Hành động của khu vực nhằm Thúc đẩy đánh bắt có trách nhiệm (RPOA), với mục đích đầu tiên là chống khai thác IUU, được xác nhận bởi các Bộ trưởng thủy sản ở Bali, Indonesia. Đây là khung chính cho khu vực Đông Nam Á để chống khai thác IUU, cùng với Kế hoạch hành động quốc tế của FAO để ngăn chặn và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IPOA-IUU). Tuy nhiên, RPOA chỉ được phê chuẩn bởi 7 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Philippine, Campuchia, Indonesia, Malaysia. Trong khuôn khổ thỏa thuận, có 4 tổ chức quốc tế đang hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho khu vực Đông Nam Á trong việc ngăn chặn khai thác IUU: Ủy ban Thủy sản FAO/Châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á, Trung tâm WorldFish và tổ chức InfoFish. Các quốc gia tài trợ cung cấp một quỹ ủy thác để hỗ trợ các nước đang phát triển chống khai thác IUU thông qua các tổ chức quốc tế đó.
Theo cuộc phỏng vấn với Joe Zelasney, cán bộ phụ trách thủy sản của Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), mục đích chính của RPOA là tăng cường quản lý nghề cá của các chính phủ, để duy trì nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái biển. Nó hỗ trợ các nước thành viên hiểu được tình hình quản lý và tài nguyên của khu vực; thực hiện các công cụ quốc tế và khu vực; thực hiện các biện pháp quốc gia ven biển và có cảng; thi hành trách nhiệm của Nhà nước; tăng cường xây dựng năng lực con người và thể chế; tăng cường hệ thống giám sát, kiểm soát và giám sát (MCS) và kiểm soát trung chuyển trên biển. Đặc điểm độc đáo của RPOA là một công cụ tự nguyện. Mặc dù gần như tất cả các bộ của khu vực Đông Nam Á đồng ý tham gia RPOA, nhưng đó không phải là một hiệp ước hay ràng buộc về mặt pháp lý. Do đó, khi RPOA hành động, đó là hành động cấp khu vực, có chế tài xử phạt của từng chính phủ để cải thiện quản lý và giám sát nghề cá.
Nói tóm lại, để tăng cường quản lý nhà nước đối với nghề cá, các nước Đông Nam Á nên cam kết chống khai thác IUU. Ngoài ra, dựa trên cuộc phỏng vấn, cam kết chống khai thác IUU không chỉ giúp khu vực Đông Nam Á cải thiện quản lý nhà nước mà còn tăng cường thẩm quyền và quyền sở hữu đối với lãnh thổ vùng biển này.
Phương pháp luận
Để nghiên cứu 3 lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á khi họ cam kết chống lại việc khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), một số cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 3 cán bộ bao gồm các cán bộ của Tổng cục Thủy sản Việt Nam và một cán bộ thủy sản của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (xem Phụ lục A).
Ngoài ra, sách, tạp chí, báo cáo và bài viết liên quan đến chủ đề này từ các tài nguyên đáng tin cậy như Thư viện Đại học Cincinnati, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, Tổ chức Thủy sản Đông Nam Á và các chuyên gia Toàn cầu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Ngăn chặn khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Cách tiếp cận tình huống, (Petrossian, 2015); Chống khai thác IUU: Vai trò của RFMOs (Camilleri, 2016); Khai thác thủy sản bất hợp pháp ở Đông Nam Á: Thương mại trị giá hàng tỷ USD với những hậu quả thảm khốc (Chalk, 2017); Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) (Popescu và Chahri, 2017); Nghề cá Đông Nam Á gần sụp đổ vì đánh bắt quá mức (DeRidder và Nindang, 2018); và “Ngành hải sản Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị lệnh cấm của EU” (Reed, 2017).
Kết quả
Để nghiên cứu ba lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á khi họ cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), 3 cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 3 cán bộ của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, và một cán bộ thủy sản thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc.
Tất cả những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là mối quan tâm về môi trường hiện nay của thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Họ cũng đồng ý với định nghĩa được trình bày trong bài thuyết trình của Camilleri, mặc dù họ tuyên bố rằng chính quyền không dễ dàng xác định các hoạt động khai thác IUU, bởi vì đó là khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đây cũng là lý do tương tự mà tất cả những người được phỏng vấn được đề cập khi được hỏi về thiệt hại thực tế của việc khai thác IUU bằng giá trị hoặc khối lượng trên quy mô toàn cầu và đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Họ tin rằng con số được trình bày trong bài báo của Reed, bài báo của Chalk và tạp chí Petrossian là hữu ích để cung cấp cho khán giả một hình ảnh trực quan về mức độ thiệt hại của khai thác IUU đối với hệ thống biển và an ninh lương thực của thế giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Trong cuộc phỏng vấn với cán bộ phụ trách thủy sản thuộc Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm (FAO) của Liên Hợp Quốc, ông đã xác nhận rằng Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là mối quan tâm chính của thế giới về các vùng biển khơi, các vùng biển không thuộc lãnh hải hoặc trong vùng nước nội địa của một quốc gia, để kiểm soát lượng hải sản mà ngư dân đánh bắt mỗi lần vào khu vực. Theo thời gian, thế giới trở nên lo ngại hơn về khai thác bất hợp pháp ở các vùng biển quốc tế và nội địa khác bên cạnh vùng biển sâu, do đó, việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được các quốc gia và khu vực quan tâm hơn.
Trong bối cảnh Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm và mục tiêu chung của nghề cá bền vững, vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khung pháp lý quốc tế và khu vực hướng dẫn các quốc gia thành viên của FAO thực thi các chức năng quản lý nhà nước hiệu quả đã được phát hành. Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IPOA-IUU) đã được ban hành vào năm 2001. IPOA-IUU là một công cụ tự nguyện áp dụng cho tất cả các quốc gia và thực thể và cho tất cả ngư dân. Các biện pháp này tập trung vào trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của các quốc gia có cảng, các biện pháp của Quốc gia ven biển, các biện pháp của Quốc gia có cảng, các biện pháp liên quan đến thị trường, nghiên cứu và quản lý nghề cá khu vực. Các yêu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển sau đó đã được xem xét, tiếp theo là các yêu cầu báo cáo và vai trò của FAO. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc đã cung cấp cho khu vực Đông Nam Á các chính sách và công nghệ của chính phủ trong việc chống khai thác IUU.
Để hiểu rõ hơn về vai trò và những đóng góp của việc chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với nền kinh tế quốc gia cũng như các hành động cần thiết mà một quốc gia Đông Nam cần để tăng cường chức năng quản lý nhà nước, 2 cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với các cán bộ của Tổng cục Thủy sản từ Việt Nam, một trong 11 thành viên của các nước trong khu vực này. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quốc gia quan trọng của Việt Nam, đứng thứ 5 trong các ngành XK từ Việt Nam về giá trị, với doanh thu trung bình 7 - 8 tỷ USD trong 3 năm gần đây, đạt mức tăng trưởng trung bình 7-15% mỗi năm. Nghề cá tạo ra việc làm thường xuyên cho 5 triệu người ở Việt Nam, liên quan chặt chẽ đến cộng đồng ngư dân và nông dân, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và sinh kế cho người dân. Vào cuối năm 2017, Việt Nam đã bị nhận thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) vì không đủ nỗ lực để đáp ứng Quy định của EU trong việc ngăn chặn và cấm khai thác IUU. Châu Âu là một trong những thị trường NK lớn nhất của hải sản XK từ Việt Nam với lợi nhuận 400 - 500 triệu USD hàng năm. Việc nhận thẻ vàng của EU có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến việc XK hải sản Việt Nam sang EU, điều này sẽ sớm ảnh hưởng đến thị trường Hoa Kỳ và các thị trường tiềm năng khác.
Chính phủ Việt Nam được yêu cầu sửa đổi khung pháp lý quốc gia và tăng cường thực thi hiệu quả các quy tắc và biện pháp quản lý quốc tế để nhận thẻ xanh sau một thời gian thử thách nhất định. Cho đến nay, chính phủ đã sửa đổi khung pháp lý, bổ sung các biện pháp quốc gia treo cờ, trách nhiệm của quốc gia ven biển và các biện pháp quốc gia có cảng phù hợp với các quy định quốc tế trong khung pháp lý; tăng khung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; tăng cường các hệ thống giám sát, kiểm soát và giám sát (MCS), như kiểm soát chặt chẽ các thủ tục ra, vào và lắp đặt màn hình trong mỗi tàu, để quản lý các tàu cá; tăng cường kiểm soát và quy trình quản lý để truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt từ mỗi tàu cá.
Những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam nhận thẻ đỏ khi hết thời gian thử thách, sẽ có rất nhiều hậu quả như mất lợi nhuận ở thị trường châu Âu, mất thị phần trong ngành thủy sản, thiệt hại danh tiếng, gây giảm giá các sản phẩm thủy sản…. Do đó, họ đồng ý rằng ý chí chính trị phải được chuyển biến thành các hành động đáp ứng việc thực hiện cam kết chấm dứt khai thác IUU ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Tóm lại, mỗi quốc gia phải cam kết chống khai thác IUU để bảo vệ môi trường, nguồn sinh kế, an ninh lương thực trong tương lai và ngành công nghiệp có lợi nhuận kinh tế quốc gia. Cần thiết tăng cường quản lý nhà nước đối với nghề cá với các hành động thống nhất là để đảm bảo hệ thống hành chính quốc gia hoạt động hiệu quả. Dựa trên các cuộc phỏng vấn, việc thực hiện hiệu quả cam kết chấm dứt khai thác IUU không chỉ giúp khu vực Đông Nam Á cải thiện quản lý nhà nước mà còn tăng cường thẩm quyền và quyền sở hữu đối với lãnh thổ vùng biển này. Vì khai thác IUU là một vấn đề quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các thành viên trong nước.
Phần kết luận
Bài viết nghiên cứu này trình bày 3 lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á khi họ cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Hiện tại, khai thác IUU là mối quan tâm hàng đầu của ngành thủy sản thế giới. Nó đặt ra một số mối đe dọa đối với môi trường và nền kinh tế mà Đông Nam Á cần phải chung tay với thế giới để ngăn chặn nó. Những lợi ích đó là: hội nhập thị trường quốc tế, cải thiện hệ thống quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường hiệu quả, và an ninh lương thực.
Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á và thế giới nói chung. Theo DeRidder và Nindang (2018), 64% cơ sở tài nguyên thủy sản có nguy cơ từ đánh bắt quá mức đến trung bình. Chalk (2017) cũng cho thấy tổn thất hàng năm do khai thác IUU là hơn 2,5 triệu tấn thủy sản với giá trị hàng tỷ USD. Ngoài ra, trên phạm vi toàn cầu, theo Petrossian (2015), 52% nguồn hải sản bị khai thác triệt để, 17% bị khai thác quá mức và 6% bị cạn kiệt và khai thác IUU là một trong những nguyên chính của vấn đề này. Quy mô khai thác IUU toàn cầu ước tính vào khoảng 11-26 triệu tấn, tức là mất khoảng 10 tỷ - 23,5 tỷ USD mỗi năm. Một số nhà khoa học cho rằng, nếu tốc độ khai thác cạn kiệt còn tiếp diễn, hầu hết các trữ lượng cá săn mồi lớn sẽ sụp đổ vào năm 2048. Vì vậy, để có nguồn cung cấp thực phẩm bền vững cho tương lai, Đông Nam Á cần phải cam kết chống khai thác IUU.
Theo DeRidder và Nindang (2018) và Chalk (2017), có 2 nguyên nhân của phần lớn các hoạt động khai thác IUU ở khu vực Đông Nam Á: phương pháp đánh bắt có hại và các quy định và quản lý nghề cá yếu. Do nhiều phương pháp đánh bắt có hại như đánh bắt bằng chất độc và thuốc nổ, tất cả các loại sinh vật biển bao gồm cá heo, cá voi, rùa và rạn san hô đang bị giết (DeRidder và Nindang 2018). Do đó, hệ sinh thái đang bị phá hủy bởi các phương pháp gây hại này. Do đó, Chính phủ các nước Đông Nam Á phải cam kết chống khai thác IUU để bảo tồn hệ sinh thái và môi trường biển.
Để cải thiện quản lý vùng ven biển, vào tháng 5/2007, Kế hoạch hành động khu vực nhằm thúc đẩy thực hành đánh bắt có trách nhiệm (RPOA), với mục đích chính là chống khai thác IUU, đã được các Bộ trưởng thủy sản ở Bali , Indonesia tán thành. Đây là khung chính cho khu vực Đông Nam Á chống khai thác IUU, cùng với Kế hoạch hành động quốc tế của FAO để ngăn chặn, chấm dứt và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IPOA-IUU). Tuy nhiên, bên cạnh các kế hoạch này, mỗi quốc gia cần tăng cường hệ thống quản trị và nâng cao nhận thức của người dân chống lại việc khai thác IUU. Họ cũng nên tập trung đều cho cả nghề cá quy mô nhỏ và nghề cá công nghiệp để có thể kiểm soát tốt hơn các hoạt động đánh bắt và phát hiện kịp thời việc khai thác IUU. Chính phủ cũng nên lập kế hoạch hợp lý để duy trì các nguồn thủy sản với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế như FAO và các tổ chức khu vực khác. Chính phủ cần thực thi lại một khung pháp lý và hình phạt (xử phạt) mạnh mẽ, rõ ràng và nhất quán cho việc không tuân thủ quy định, và phân bổ đầu tư công cho việc cải thiện hệ thống kiểm soát và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tài liệu nghiên cứu này có thể đầy đủ hơn nếu có nhiều nghiên cứu hơn về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vì chủ đề này khá mới đối với khu vực Đông Nam Á, nên chưa có nhiều nghiên cứu được công bố. Điều cần thiết là phải có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu sâu hơn và nâng cao nhận thức của mọi người về những thiệt hại do khai thác IUU. Ngoài ra, những người được phỏng vấn không phải tất cả đều có kiến thức chiều sâu cần thiết trong chủ đề này để có cái nhìn tổng thể về thiệt hại và hành động khai thác của IUU đối với khu vực Đông Nam Á. Do đó, câu trả lời của họ không rõ ràng như mong đợi. Nói tóm lại, vì đây là một lĩnh vực mới cho khu vực Đông Nam Á, tài liệu nghiên cứu thiếu thống kê chính xác về thiệt hại khai thác IUU và các kế hoạch hành động của chính phủ Đông Nam Á.
Nhìn chung, khai thác bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định (IUU) là mối đe dọa đối với cả hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của khu vực Đông Nam Á. Do đó, điều cần thiết là các quốc gia, các chính phủ của khu vực này cam kết chống lại việc khai thác IUU càng sớm càng tốt để thực hiện các phong trào và quy định hợp lý để ngăn chặn việc khai thác IUU.
Vũ Diệu Lan
(Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Cincinnati, thành phố Cincinnati, bang Ohio, Mỹ)
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn