Tổng giám đốc phụ trách năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản thuộc Bộ Biển và Nghề cá Indonesia Artati Widiarti cho biết, nước này đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6,05 tỷ USD năm 2021, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2020. Mặc dù đại dịch COVID-19 đưa đến những thách thức nhưng cũng mang lại cho Indonesia cơ hội trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản trên thị trường toàn cầu. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong quý I/2021 đạt 1,75 tỷ USD, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ đó, thặng dư cán cân thương mại thủy, hải sản đạt 1,59 tỷ USD, tăng 3,26%.
Trong tháng 4/2021, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy, hải sản đạt 488,61 triệu USD, tăng 11,6% so với tháng 4/2020.
Bà Artati Widiarti cho biết, ngành thủy, hải sản được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Indonesia trong thời kỳ đại dịch. Sự gia tăng giá trị xuất khẩu và thặng dư cán cân thương mại trong lĩnh vực này đã trở thành động lực để đạt được mục tiêu xuất khẩu được đặt ra cho năm nay. Mỹ là quốc gia thị trường chính của các sản phẩm thủy sản Indonesia, tiếp theo là Trung Quốc và Nhật Bản. Các sản phẩm như tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính, tiếp đến là cá ngừ vằn, cá thu, mực, bạch tuộc, cua và rong biển.
Trưởng Cơ quan nhân lực và nghiên cứu thủy, hải sản Sjarief Widjaja cho rằng các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu để thủy sản của Indonesia không bị từ chối trên thị trường toàn cầu.
Chất lượng là quan trọng nhất nhằm tăng cường niềm tin của thị trường thế giới đối với các sản phẩm thủy sản của Indonesia.
Indonesia là nước xuất khẩu các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch đạt 5,2 tỷ USD vào năm 2020, trong đó 4,84 tỷ USD đến từ tiêu thụ cá. Indonesia có khoảng 2.191 đơn vị chế biến cá để xuất khẩu sang 157 quốc gia. Nhưng dù giá trị xuất khẩu khá cao, các sản phẩm thủy sản từ các nhà xuất khẩu Indonesia thường bị từ chối do không đáp ứng các yêu cầu do nước nhập khẩu. Theo số liệu của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, tính đến tháng 12/2020 đã có 97 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ.
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn