Là một quốc gia vùng nhiệt đới với đường bờ biển dài hơn 3.000km, Việt Nam sở hữu tất cả lợi thế và tiềm năng để phát triển một ngành thủy sản trù phú. Ngành thủy sản đóng góp gần một phần tư của GDP ngành nông nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới và sản lượng xuất khẩu thủy sản đứng thứ tư. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt Nam trong ngành thủy sản có thể suy giảm nhanh chóng khi Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng xấu nhất của biến đổi khí hậu.
Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động, bao gồm cả ngành thủy sản, là ưu tiên hàng đầu của HSBC tại Việt Nam.
“Trọng tâm chiến lược của chúng tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam có tầm nhìn và kế hoạch phát triển bền vững rõ ràng như Vĩnh Hoàn. Là một đối tác ngân hàng quan trọng với mối quan hệ chiến lược kéo dài 24 năm, HSBC rất vui mừng và tự hào khi được đồng hành cùng Vĩnh Hoàn trong hành trình theo đuổi, chuyển mình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, đồng thời truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp khác trên thị trường tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh” ông Ahmed Yeganeh chia sẻ.
Để có thể nhận được khoản tín dụng thương mại xanh ngắn hạn nhằm hỗ trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất thủy sản bền vững, Vĩnh Hoàn và các công ty con đã trải qua quy trình quản lý và phê duyệt tín dụng nghiêm ngặt về tài chính bền vững của HSBC. Đồng thời, khoản tín dụng xanh này cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Nguyên tắc Tín dụng Xanh quốc tế do Hiệp hội thị trường cho vay (Loan Market Association) và Hiệp hội thị trường cho vay Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association) phối hợp ban hành.
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, CEO Vĩnh Hoàn, cho biết, việc Vĩnh Hoàn theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản suốt nhiều năm qua giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, giảm thiểu chất thải và tạo ra giá trị từ các phụ phẩm. “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đạt các chứng nhận quốc tế của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC CoC) và Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP). Đó là những yếu tố chính giúp chúng tôi thành công nhận được khoản vay thương mại xanh này. Tôi hy vọng khởi đầu này sẽ mở ra nhiều sự hợp tác bền vững hơn nữa giữa hai tổ chức trong thời gian tới”, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm tin tưởng.
Thỏa thuận tín dụng xanh đầu tiên trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản này đã thể hiện những nỗ lực của HSBC trong cam kết xanh khi hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ở đa dạng ngành nghề, bao gồm bất động sản, năng lượng tái tạo, trung tâm dữ liệu, nhựa tái chế, giấy tái chế,... trong hành trình chuyển đổi xanh. Khoản vay này cũng là minh chứng cho thấy các sản phẩm ngân hàng bền vững đa dạng của HSBC có thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng khác biệt và phức tạp của doanh nghiệp.
Nguồn: Thời báo Ngân hàng
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn