Hơn 70% người tiêu dùng Nhật Bản đã sẵn lòng chọn các loại topping có nhãn MSC (Hội đồng Quản lý Tài nguyên Biển) hoặc ACS (Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản) tại các nhà hàng sushi dùng băng chuyền, theo một cuộc khảo sát gần đây của Maruha Nichiro.
Tập đoàn Thủy sản Maruha Nichiro hàng đầu Nhật Bản cũng vừa công bố kết quả khảo sát trực tuyến về thói quen tiêu dùng sushi băng chuyền được thực hiện từ ngày 20 đến 22 tháng 2 năm 2024 trên 3.000 người trên khắp cả nước, độ tuổi từ 15 đến 59, những người thường xuyên ăn tại các nhà hàng kaiten-zushi (sushi băng chuyền) ít nhất một lần mỗi tháng.
Cụ thể, khi được hỏi về mức độ ưu tiên lựa chọn topping có chứng nhận MSC hoặc ASC tại các nhà hàng kaiten-zushi (sushi băng chuyền), 20,6% người trả lời "rất tích cực ăn," tiếp theo là 52,9% chọn "tích cực ăn." Điều này cho thấy nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Nhật Bản đối với thực phẩm có nguồn gốc bền vững, thân thiện với môi trường.
Trong số những người trả lời "rất tích cực ăn," đáng chú ý là tỷ lệ cao ở nhóm tuổi thanh thiếu niên (20,6%), tiếp theo là độ tuổi 20 (23,1%) và 40 (20,9%). Kết quả này cho thấy thế hệ trẻ Nhật Bản ngày càng quan tâm đến tính bền vững trong vấn đề tiêu dùng thực phẩm.
Theo khảo sát, khoảng 53,6% số người tham gia cho biết chi phí cho một bữa sushi băng chuyền thường dao động từ 1.000 Yên (khoảng 6,6 USD) đến 1.999 Yên (khoảng 13,2 USD). Mức chi tiêu trung bình được ghi nhận là 1.804 Yên (khoảng 11,9 USD).
Theo vùng miền, người dân Hokkaido chi tiêu nhiều nhất cho một bữa sushi băng chuyền, trung bình là 1.984 Yên (khoảng 13,1 USD). Mức chi tiêu trung bình tiếp theo là vùng Kanto (bao gồm cả Tokyo) với 1.894 Yên (khoảng 12,5 USD) và vùng Hokuriku (vùng phía tây bắc đảo Honshu chính của Nhật Bản) với 1.859 Yên (khoảng 12,3 USD).
Cá hồi là "nữ hoàng" topping tại các nhà hàng sushi băng chuyền khi chiếm tới hơn 50% lựa chọn của thực khách, gấp rưỡi so với cá ngừ vây xanh (35,7%). Kết quả này đánh dấu 13 năm liên tiếp cá hồi thống trị danh sách topping được yêu thích nhất trên băng chuyền sushi.
Đáp lại câu hỏi về loại topping mà họ muốn ăn ngay cả khi giá tăng lên 1.5 lần, 16% người tham gia khảo sát chọn cá hồi, tiếp theo là chutoro hoặc cá ngừ có chất béo trung bình (10.5%) và akami (9.6%).
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển
TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.
Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn