Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

Tin khác 16:14 06/05/2024 Bảo Ngọc
Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Mùa lũ về trên vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: H.P

Trong hơn 300 năm, người Việt Nam định cư vùng châu thổ cuối dòng của con sông Mêkông lớn nhất Đông Nam Á – nơi trong quá khứ được mặc định là “thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa, làm chơi ăn thiệt, văn minh sông nước” – không thể ngờ tới một ngày đối mặt với nguy cơ trầm trọng về nước. ĐBSCL – nơi mỗi năm có thể nhận xấp xỉ 450 tỉ mét khối nước ngọt trước khi đổ ra biển, ngày nay, phải buộc lòng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, xâm nhập mặn để cầu cứu sự giúp đỡ cấp nước từ những vùng đất khác, với trung ương và với cả những tổ chức quốc tế, ở một vài địa phương, tại một vài thời điểm.

Muốn tìm giải pháp cho vấn đề nguồn nước ĐBSCL, chúng ta cần định danh đúng nguyên nhân của nó, cả chính yếu và thứ yếu. Thực tế, nguồn nước có thể thay đổi theo không gian, thời gian và các đối tượng dùng nước, do đó, trật tự các nguyên nhân chính yếu hay thứ yếu có thể đảo nhau.

Bảy thách thức làm thay đổi nguồn nước và giải pháp

Vùng ĐBSCL hiện nay đang đối diện với bảy nguyên nhân, cũng là bảy thách thức làm nguồn nước thay đổi về số lượng, suy giảm về chất lượng và biến động dịch chuyển về sự phân bố theo thời gian. Trong đó, vùng gặp ba thách thức đáng kể do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng phát triển các chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn và các dự án chuyển nước sông Mêkông qua các vùng đất khác gây nên những tác động nước xuyên biên giới.

Bốn thách thức khác do các vấn đề sử dụng nguồn nước không bền vững, bao gồm khai thác nguồn nước quá mức của tự nhiên; sử dụng nước không hiệu quả về kinh tế như tập trung quá nhiều nguồn nước để sản xuất lúa nhiều vụ, kể cả trồng lúa trong vùng đất mặn, trong khi giá trị của lúa gạo mang lại rất thấp; việc thay đổi sử dụng đất như chuyển các vùng chứa nước tự nhiên thành khu đô thị, khu công nghiệp, các sân golf, trong khi tình trạng phá rừng hoặc xâm phạm đất rừng phòng hộ lại phổ biến và cuối cùng là gây ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nhiều phân bón hóa học, nông dược, xả thải sinh hoạt và công nghiệp ra thủy vực mà không có xử lý đầy đủ.

Câu hỏi đặt ra là giải pháp sống còn nào cho vấn đề an ninh nguồn nước trước mắt và lâu dài ở ĐBSCL? Tất nhiên cũng cần đến những chính sách kịp thời và những phương cách quản trị nguồn nước cấp vùng thật khoa học, hợp lý và chặt chẽ để không gây ra những hối tiếc về sau với những biến động dự báo là khó lường. Cần thay đổi tư duy sử dụng nước khôn ngoan theo hướng thuận thiên. Có thể liệt kê bảy giải pháp lớn, đó là:

(1) Kiểm kê nguồn nước (số lượng, chất lượng và động thái), đồng thời phải thường xuyên theo dõi, quan trắc và dự báo các biến động nguồn nước xuyên biên giới từ thượng nguồn về đến ĐBSCL. Việc kiểm kê nguồn nước vùng ĐBSCL là một phần của công việc kiểm kê nguồn nước quốc gia theo tinh thần của Nghị định 02/2023/NĐ-CP và khoản 1, điều 12 Luật Tài nguyên nước (2012). Có số liệu kiểm kê nguồn nước, chúng ta mới có kế hoạch sử dụng nguồn nước trên căn bản dữ liệu nguồn nước này cho các ngành, các địa phương.

Trữ nước trong mương vườn là giải pháp giữ nước cho sản xuất nông nghiệp.Ảnh: Lê Anh Tuấn

(2) Tăng cường bảo tồn, phục hồi và duy trì các vùng trữ nước: Đây là nguồn dự trữ và cân đối nguồn nước quan trọng như vùng Tứ giác Long Xuyên (có diện tích trên 480.000-500.000 héc ta), vùng Đồng Tháp Mười (khoảng 680.000 héc ta) và chừng bảy vùng đất ngập nước quan trọng rải rác trong vùng ĐBSCL hoặc một số hồ chứa nước nhân tạo ở An Giang, Kiên Giang. Vùng trữ này có thể dự trữ và lấy ra sử dụng cho những thời đoạn khan hiếm như lúc khô hạn, xâm nhập mặn, là nguồn cấp của các nhà máy thủy cục rời vào giai đoạn thiếu hụt nguồn nước hoặc nguồn nước có vấn đề về chất lượng khó xử lý.

(3) Mạnh dạn thu hẹp một phần diện tích trồng lúa ít hiệu quả: Có thể chỉ duy trì khoảng 1,2-1,3 triệu héc ta diện tích lúa vào mùa mưa và chừng 0,6-0,7 triệu héc ta vào mùa khô. Các diện tích trồng lúa này chỉ nên tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng ven sông Tiền, sông Hậu và một phần vùng Đồng Tháp Mười.

Đây là những nơi gần như có nguồn nước ngọt quanh năm như trong báo cáo Quy hoạch Phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt năm 2022. Phần diện tích này không làm chúng ta thiếu hụt nguồn cung gạo và diện tích khác sẽ được bù bằng những loại nông sản khác ít tốn nước hơn như bắp, khoai, đậu, rau trái, thủy sản… mà giá trị kinh tế cao hơn. Có thể ĐBSCL sẽ giảm một phần gạo xuất khẩu nhưng vẫn bảo đảm Việt Nam không rơi vào việc thiếu hụt an ninh lương thực.

Bảy thách thức làm nguồn nước thay đổi, trong đó, ba thách thức đáng kể do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng phát triển các chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn và các dự án chuyển nước sông Mêkông qua các vùng đất khác; bốn thách thức khác do các vấn đề sử dụng nguồn nước không bền vững nội tại.

(4) Cắt bỏ các nguồn gây ô nhiễm, hoặc buộc các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước như nhà máy chế biến nông thủy sản, nhà máy nhiệt điện, phải có những cải tiến công nghệ xử lý và tái sử dụng nước. Cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra và phạt nặng các hành vi xả thải trái phép. Kiểm soát chặt và truyền thông cho người dân hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông, thủy sản.

(5) Rà soát và điều chỉnh pháp chế nguồn nước, các văn bản pháp quy liên quan đến quản trị nguồn nước phải chặt chẽ hơn, sát với tình hình thực tại và cần tham khảo thêm các tiêu chuẩn dùng nước, tiêu chuẩn xử lý và xả thải ra thủy vực. Công việc này gắn kết với giải pháp (4). Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi thuế và khen thưởng các đơn vị đầu tư khoa học và công nghệ tiết kiệm nước, giảm xả thải và có biện pháp tái sử dụng, quay vòng nguồn nước.

(6) Thu hút sự tham gia của người dân trong quản trị nguồn nước. Người dân được quyền giám sát chất lượng nguồn nước, có ý kiến về các kế hoạch sử dụng nguồn nước địa phương và đặc biệt họ phải được thông tin đầy đủ, minh bạch về hiện trạng và các vấn đề nguy cơ về nguồn nước cũng như các đe dọa thiên tai liên quan đến nước.

(7) Tăng cường hiện đại hóa các trạm quan trắc và tần suất theo dõi biến động nguồn nước, có thể kết nối các trạm đo với các thiết bị theo dõi và truyền thông tin tự động kịp thời đến những người ra quyết định, các ngành dùng nước và công chúng.

Hành động cho tương lai

Trong các kế hoạch hành động cấp vùng và cấp tỉnh, các quyết sách phải bao hàm cả biện pháp phi công trình và biện pháp công trình. Về ngắn hạn, giải pháp phi công trình tỏ ra hiệu quả, chi phí thấp, áp dụng dễ hơn và hiệu quả ở cấp cộng đồng. Các giải pháp phi công trình như điều chỉnh lịch thời vụ sát sao, áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm, chống thất thoát nước, các giải pháp chuyển đổi cây trồng vật nuôi căn cứ vào chất lượng nguồn nước (ngọt, lợ, mặn), hướng đến những chọn lựa canh tác ít hơn nhưng nông sản sau chế biến sẽ có giá trị cao hơn.

Cùng với đó, vùng đồng bằng cần khuyến khích người dân trữ nước mưa, nước sạch vào cuối mùa mưa qua những vật chứa truyền thống dựa vào kinh nghiệm bản địa hoặc giúp người dân xây những bể xi măng chắc chắn hoặc mua các túi chứa nước đặt gần nhà để trữ nước, áp dụng phương pháp tưới khô – ướt xen kẽ (Alternate Wet and Dry Irrigation – AWDI). Khi nguồn nước khan hiếm hoặc có vấn đề, người dân nên tham vấn cộng đồng cách ưu tiên phân phối nguồn nước, ví dụ như ưu tiên cho ăn uống, chăn nuôi gia súc, gia cầm, bổ sung nước cho các ao nuôi thủy sản, các vườn cây có giá trị, nếu cần, cắt bỏ vụ khi nguồn nước thật sự khan hiếm.

Giải pháp công trình cần từ những chọn lựa đầu tư nhỏ hoặc vừa trước khi nghĩ đến những công trình lớn hơn để tránh những hối tiếc khó sửa về sau. Cần lưu ý các biện pháp đầu tư quan trắc và thông tin nguồn nước. Các hoạt động nạo vét kênh mương, ao, vùng trũng nên làm định kỳ. Từng bước đầu tư các nhà máy lấy nước thô từ các tỉnh đầu nguồn (An Giang, Đồng Tháp) bơm nước qua đường ống về bổ sung cho các nhà máy cấp nước vùng ven biển. Giải pháp này tuy tốn kém nhưng nguồn nước đưa về các vùng ven biển ít thất thoát và không nhiễm bẩn, đặc biệt tăng mức độ an toàn cấp nước.

Việc khảo sát, thiết kế và xây dựng các hồ trữ nước cho các tỉnh cũng cần đặt ra nhưng nên chọn theo cách phân tán nhiều ao hồ nhỏ sẽ quản lý hữu hiệu hơn là một công trình hồ chứa quá lớn, quá sâu có thể bị mất nước lớn do thấm, bốc hơi mạnh, nhiễm phèn hoặc rút cạn các ao mương nhỏ chung quanh. Về lâu dài, ĐBSCL nên nghiên cứu thực hiện công nghệ bổ cập nhân tạo nguồn nước dưới đất như là một giải pháp tích nước mùa mưa lũ, có thể để dành, phục hồi sự sụt giảm các vỉa nước ngầm hiện này, hạn chế lún nền đất và có thể sử dụng khi gặp tình huống khan hiếm nước vào mùa khô.

Theo SaigonTimes

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL tại chuyên mục Tin khác của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC