Giá trung bình 10 loài thuỷ sản phổ biến tại Mỹ tăng 6%-97% sau 10 tháng

Thị trường thế giới 09:18 21/10/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Đã 10 tháng kể từ khi giá ghẹ xanh và ghẹ đỏ tại Mỹ bắt đầu leo dốc, nhưng có thể vẫn chưa đạt đến đỉnh. Ngay cả khi giá thủy sản giảm xuống, giá ghẹ xanh và ghẹ đỏ vẫn chịu lạm phát nhiều nhất. Chỉ cá tra tăng giá nhiều hơn so với các loài trong top 10 mặt hàng thủy sản phổ biến được bán ở Mỹ.

Mức giá trung bình ghẹ  biển xanh (BSC) (Portunus pelagicus) thanh trùng từ Đông Nam Á vào tuần trước đạt kỷ lục là 43,75- 44,50 USD, tăng 80-87% kể từ năm 12/1/2021.

Giá tăng “chóng mặt” dù nguồn cung tăng

Mỹ đã nhập khẩu 17.526 tấn ghẹ biển xanh và ghẹ đỏ (RSC) trị giá 450,2 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng 15% về khối lượng và 53% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2020, khi Hoa Kỳ đang ở giữa đại dịch với đạt 15.248 tấn trị giá 294,9 triệu USD. NK ghẹ năm nay cũng cao hơn 5% về khối lượng và hơn 20% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2019 - trước đại dịch – với 16.704 tấn trị giá 376,1 triệu USD.

Vào tháng 8, Indonesia, nguồn cung ghẹ lớn nhất cho đến nay của Mỹ (47%), đã XK 1.190 tấn sang Mỹ, trị giá 42,5 triệu USD, tăng 1% về khối lượng và 110% về giá trị so với tháng 8 năm 2020.

Việc tăng giá không phải vì nguồn cung hạn chế mà do nhu cầu quá cao, khi mọi người ra ngoài ăn uống và mua thực phẩm, và đặc biệt là đồ ăn nhẹ. Nhu cầu tăng còn liên quan đến nỗi lo sợ giá leo thang trước mùa Chay vì thường nhu cầu bán lẻ đạt đỉnh vào nửa cuối năm và tăng mạnh trong mùa Chay.

Ngoài ra, do mối đe dọa về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng, các nhà nhập khẩu tính toán và mua hàng đang có sẵn để dự phòng.

Trung bình, do sự chậm trễ của cảng và tình trạng thiếu container, phải mất tới 45 ngày để vận chuyển các chuyến hàng từ Indonesia đến Mỹ, so với trước đây, một lô hàng thông thường sẽ mất khoảng 30 ngày.

Ngược lại, JJ McDonnell, một nhà bán buôn có trụ sở tại Elkridge, Maryland, cho rằng thị trường ghẹ xanh đang ở trong giai đoạn chững lại một chút trước khi tăng trở lại và cảnh báo rằng nhu cầu đang tăng lên.

Giá cá tra tăng mạnh nhất

Vào tháng 5/2021, một pao ghẹ xanh thanh trùng có giá là  32,50-33,00 USD/pao, tăng 8% so với mức cao nhất 30,00 USD/pao vào tháng 5/2018.

Ghẹ xanh thanh trùng từ Đông Nam Á có giá bán buôn  28,50-29,25 USD USD/pao, tăng 82-95% so với mức 15,00-  15,65 USD vào tháng 1/2021.

Ngay cả khi giá thủy sản giảm xuống, giá của cả ghẹ xanh và ghẹ đỏ vẫn chịu lạm phát nhiều nhất. Chỉ cá tra tăng giá nhiều hơn trong 8 tháng qua so với các loài trong top 10 mặt hàng thủy sản phổ biến được bán ở Mỹ.

Một miếng cá tra phi lê có độ ẩm tiêu chuẩn, 5-7 ounce được bán với giá 3,40 USD/pao vào ngày 5/10, tăng 97% so với mức 1,73 USD/pao mà nó đã được bán vào đầu tháng Giêng.

Nguồn tin cho biết nhiều chi phí tăng cao hơn, bao gồm cả những chi phí liên quan đến lao động, vận chuyển, đóng gói, phí xuất khẩu và thậm chí cả tỷ giá hối đoái. Ông ước tính rằng tổng chi phí sản xuất, vận chuyển và bán ghẹ ở Mỹ đã tăng 120% so với một năm trước.

Giá bán buôn trung bình 10 loài thủy sản phổ biến tại Mỹ (USD/kg)

Sản phẩm

Giá bán buôn TB ngày 12/1/2021

Giá bán buôn TB ngày 5/10/2021

Tăng, giảm (%)

Cá tra phile (5-7oz)

1,73

3,40

97

Ghẹ xanh châu Á đã thanh trùng

24,0

44,08

84

Ghẹ đỏ Trung Quốc đã thanh trùng

14,9

26,75

80

Ghẹ tuyết đông lạnh, 5-8 oz (Canada)

10,07

16,83

67

Tôm hùm Bắc Mỹ sống, vỏ cứng, 1,25pao

9,02

13,20

47

Cá ngừ vây vàng (nội địa)

6,23

9,00

44

Cá rô phi đông lạnh Trung Quốc (3-5 oz, không ẩm)

2,40

3,25

35

Tôm thẻ nuôi châu Á (lột vỏ, rút chỉ, bỏ đuôi, tươi, cỡ 21 – 25) 

4,85

6,23

28

Điệp Đại Tây Dương, cỡ 10 – 20, tự nhiên

15,25

19,25

26

Cá hồi nuôi Chile phile, 2-3pao.

5,18

5,48

6

gia thuy san cua my

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Mỹ: Nhập khẩu cua tuyết giảm quý I/2024

 |  08:44 15/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), quý I/2024, Mỹ nhập khẩu 3.857 tấn trị giá 54,8 triệu USD, giảm 32% khối lượng và 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC