Giá container tăng liên tục kể từ mùa hè năm 2020, sau khi các hãng tàu cắt giảm công suất container của họ để đối phó với đại dịch và nhu cầu hàng hóa nhập khẩu sụt giảm mạnh giai đoạn đầu khi có các đợt đóng cửa quốc gia.
Các công ty vận tải biển cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định mới năm 2020 về nhiên liệu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, trong đó áp đặt giới hạn tối đa 0,5% đối với hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, giảm từ mức cũ 3,5%. Do đó, nhiều tàu đã bị loại bỏ sau khi quy định có hiệu lực vào tháng 1/2020.
Phát biểu tại Hội nghị cá ngừ thế giới Infofish năm 2021, Barfod lưu ý rằng khi đại dịch xảy ra vào tháng 3/2020, thương mại đường biển toàn cầu đã giảm 15%. "Mọi người đều nghĩ thế giới sẽ sụp đổ. Nhưng điểm thú vị là nó thực sự quay trở lại mức trước COVID nhanh như thế nào chỉ sau một tháng và tiếp tục phát triển đến hết năm. Nhưng vào tầm tháng 7/2021, ngành vận tải biển “chợt tỉnh” và nhận ra rằng họ thực sự có vấn đề."
Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cũng đã phục hồi một phần sau khi bị sụt giảm giai đoạn đầu, mặc dù vẫn thấp hơn 6% so với mức trước COVID. Ngược lại, thương mại toàn cầu đối với hàng hóa dễ hư hỏng (cần bảo quản và vận chuyển nhanh) rất ổn định so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng với thu nhập dư dả, những người ở nhà đã bắt đầu chi tiêu nhiều hơn đáng kể cho hàng tiêu dùng, có thể là ti vi, điện thoại, quần áo, radio - một phần lớn trong số đó được xuất khẩu từ châu Á.
Thị trường hàng khô mới trở nên "siêu hot" - sử dụng cùng loại container vận chuyển thủy hải sản - là 90% nguyên nhân gây tăng giá container hiện nay, Barfod ước tính. Một ví dụ “kinh khủng” là vào tháng 12/2020, có những container hàng khô từ châu Á đến Felixstowe (Anh) và Bremerhaven (Đức) với giá trên 15.000 USD/container, so với giá của một năm trước chỉ khoảng 2.000 đến 3.000 USD.
Sự mất cân đối của thương mại toàn cầu thời điểm hiện tại là: các container lạnh hiện đang chất đống ở một số nơi này nhưng lại thiếu nghiêm trọng ở những nơi khác. "Rất nhiều thiết bị lạnh về cơ bản được nhập về châu Á hoặc sản xuất ở châu Á và cần đưa trở lại nơi sản xuất ... nhưng vì các tàu đầy hoặc chúng tôi không xử lý được thì về cơ bản chúng tôi thừa thiết bị lạnh ở chỗ không cần. Nghĩa là, chúng tôi đang hoạt động cực kỳ tốt ở Nam bán cầu, với Nam Phi, trong khi bờ Tây Nam Mỹ và ở bờ Đông Nam Mỹ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào lúc này."
Vì có rất nhiều hàng khô từ châu Á đến các thị trường phương Tây, nên rất chật vật để sắp xếp không gian thông thoáng trong các bến cảng để xử lý, trong khi các công ty cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng tài xế xe tải của họ trong thời kỳ đại dịch. Hiện nay, có thêm rất nhiều tàu đang được khai thác để chở hàng thương mại. Và những con tàu vẫn không đủ đáp ứng thương mại cho cả những nơi khác trên thế giới.
Ví dụ, cảng Los Angeles hiện có từ 17 đến 20 tàu đang chờ đợi ngoài khơi. Các tàu có thời gian chờ trung bình là 8 ngày, sau đó là thời gian chờ ở bến 6 ngày. Thêm 7 ngày nữa loanh quanh tại các kho hàng hoặc trung tâm phân phối chờ xếp hàng. Vì vậy, mỗi tàu có 21 ngày hoạt động kém hiệu quả ở Los Angeles.
Ví dụ tại một cảng khác bị chậm trễ nghiêm trọng là Đại Liên, Trung Quốc, thời gian lưu giữ hàng đã tăng lên hơn 2 tuần. Các cảng lân cận bắt đầu được sử dụng làm khu vực lưu hàng tạm thời, và vì thê các tàu buộc phải “ôm” hàng chờ đợi ngoài khơi. Vì vậy, trong khi thị trường tàu rất khó khăn, không có tàu để chở hàng, mà lại phải dùng tàu làm kho chứa hàng.
Và sau đó vào tháng 4 xảy ra vụ tắc nghẽn kênh đào Suez, làm nghẽn khoảng 300 tàu hàng ở hai bên kênh trong 10 ngày. Sự cố này tiếp tục gây ra vấn đề ở châu Âu, khi các tàu bị nghẽn đồng loạt cập cảng, khiến các cảng lại tràn ngập hàng thực phẩm.
Tình trạng thiếu tàu có sẵn nói chung đã khiến chi phí thuê tàu tăng gấp 4 lần kể từ tháng 7 năm ngoái và có vẻ như vẫn chưa phải là đỉnh điểm. Chi phí tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 và đã tăng gấp đôi một lần nữa kể từ đó.
Để khắc phục tình trạng này, Barfod cho biết khách hàng cần phải bỏ cách thức mua hàng truyền thống và chuyển sang mô hình "hợp tác" với các chủ hàng hơn, để các công ty như Maersk có thể dự báo tốt hơn về lượng giao dịch thương mại và sắp lịch để hạn chế tình trạng bị chậm trễ như hiện tại. Cần xóa bỏ tư tưởng cò kè kiểu 1-2 USD mà lại kém hiệu quả, thay vào đó có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách tương tác tốt hơn . Barfod nhấn mạnh đến việc nên có các hợp đồng thuê tàu dài hạn hơn phù hợp với thị trường giá cả.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.
Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Lạng Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang triển khai mô hình "Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh liên kết sản xuất", quy mô 1ha tại 2 hộ thuộc hai xã Thái Đào và Đại Lâm, huyện Lạng Giang.
(vasep.com.vn) Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, truyền thông Mỹ công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Việc ông Trump đắc cử dự kiến sẽ có nhiều sự thay đổi về thuế, thương mại, đầu tư... Theo đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng…
(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã khởi động một dự án mới nhằm khuyến khích cải thiện nghề cá và chuẩn bị cho việc cấp chứng nhận.
(vasep.com.vn) Kể từ năm 2018, tôm là một trong những mặt hàng cung cấp protein động vật hàng đầu về giá trị thương mại, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% đến năm 2022. Xu hướng này đã bị gián đoạn vào năm 2023 với sự sụt giảm 13% về giá trị thương mại, chủ yếu do nguồn cung dư thừa và áp lực giá cả. Mặc dù gặp những thách thức này, tôm vẫn là một ngành quan trọng, chỉ đứng sau sau cá hồi trong thương mại thủy sản toàn cầu, ông Novel Sharma, phân tích gia của Rabobank, trình bày tại Triển lãm Nuôi trồng Thủy sản ở Guayaquil, Ecuador.
(vasep.com.vn) Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới 15/10/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt gần 600 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn