Ecuador có thể sản xuất được 2,5 triệu tấn tôm vào năm 2027

Thị trường thế giới 08:27 22/08/2022
(vasep.com.vn) Robins McIntosh của CP nhận định mức tăng trưởng hiện tại của Ecuador cho thấy nước này có thể sản xuất 2,5 triệu tấn tôm vào năm 2027, gần với mức nhập khẩu tôm hiện tại của các thị trường chính.

Sau khi vượt mức nuôi trồng 1 triệu tấn sản lượng tôm thẻ chân trắng vào năm 2021, theo quỹ đạo tăng trưởng, sản lượng của Ecuador được nhận định có khả năng sẽ tăng thêm 1,5 triệu trong 6 năm tới.

McIntosh cho biết nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu tôm chính của thế giới hiện ở mức 2,85 triệu tấn, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc lần lượt ở mức 1 triệu và 900.000 tấn. Theo báo cáo trước đây, Ecuador đã vượt 500.000 tấn xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 và Ấn Độ "cần phải đề phòng". McIntosh dự báo sản lượng của Ấn Độ đã giảm 100.000 tấn trong năm 2022 từ con số 900.000 tấn năm ngoái khi Ecuador tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Ecuador có khoảng 220.000 ha trang trại. McIntosh ước tính khoảng 15-20% phương thức nuôi thâm canh, để sản xuất 18-22 tấn mỗi ha hàng năm. Vì vậy, nếu tất cả 220.000 ha được sản xuất ở mức 20 tấn/năm, thì sản lượng đầu ra sẽ là 4,4 triệu tấn.

Mỗi năm, nhiều ao nuôi sẽ được chuyển đổi, đó là lý do mỗi năm các ao nuôi này đều có sản lượng liên tục tăng. Họ không phải xây mới mà chỉ cần chuyển đổi các ao nuôi bằng cách thêm máy sục khí, máy cho ăn tự động, đóng cửa một số ao nuôi không hiệu quả và sau đó thức ăn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Ecuador đang quảng cáo một chương trình di truyền học nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng tôm.

McIntosh chia sẻ đó là chương trình di truyền học tiên tiến nhất mà ông từng chứng kiến. Ba đến bốn năm trước, Ecuador đã gặp khó khăn để thu hoạch tôm nặng hơn 24 gram. Giờ đây với quốc gia này, các vụ thu hoạch 40 gram, 50 gram không còn xa lạ và hầu hết các ao đang thu hoạch tôm nặng hơn 30 gram. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau đã làm cho bệnh trên tôm giảm xuống.

Khi sản lượng tăng lên, Ecuador đã đầu tư vào việc nâng cấp, hiện đại hoá các nhà máy chế biến để có thể sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cho Bắc Mỹ, tránh phụ thuộc vào việc bán tôm nguyên con cho Trung Quốc và Nam Âu.

Tại sao Ecuador lại đang chiếm ưu thế trên thị trường tôm?

McIntosh cho biết sự không thành công trong nuôi tôm xuất phát từ cơ sở từng điểm, chi phí thức ăn, chi phí con giống, chi phí năng lượng. Ông định nghĩa sự không thành công của một ao nuôi là không đáp ứng được kỳ vọng và lợi nhuận. Những ao nuôi của Ecuador đều đang đáp ứng được những kỳ vọng đề ra, còn với các quốc gia Đông Nam Á, tỉ lệ không thành công vẫn còn cao, phần lớn là do dịch bệnh trên tôm.

Phương pháp canh tác ở Ecuador đảm bảo mầm bệnh không biến thành dịch bệnh. Tôm Ecuador cũng đối mặt với các nguy cơ về mầm bệnh, tuy nhiên, họ không để những mầm bệnh này bùng phát thành dịch bệnh, và điều này tạo ra sự khác biệt lớn.

McIntosh nhận định, Ecuador cũng có lợi thế về giá cả trong vận chuyển. Một container từ Ấn Độ đến Mỹ sẽ có cước phí vận tải rơi vào khoảng 20.000 USD, so với 6.000 USD từ Ecuador. Điều này tạo ra một lợi thế 14.000 USD chỉ trong mảng vận chuyển.

Ngoài ra, Ecuador có thể gửi đến Mỹ trong một tuần, so với con số 3 tuần từ Ấn Độ. Ecuador cũng có một cửa ngõ vào Châu Âu mà Châu Á không có.

Các công ty Ấn Độ đang có vấn đề liên quan đến đáp ứng mức chi phí thị trường đi ngược lại với họ. McIntosh cho rằng sản lượng nửa cuối năm của Ấn Độ có thể sẽ không đạt được mức nửa đầu năm.

Giá tôm cũng được nhận định sẽ "chịu áp lực ngày càng tăng". McIntosh vẽ ra mối tương quan giữa chi tiêu tùy ý và tiêu thụ tôm: khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu thụ tôm cũng vậy.

Trong thời đại chúng ta đang ở hiện nay, thu nhập khả dụng đang giảm dần, điều này có thể gây sụt giảm trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm không thiết yếu hơn và tôm rơi vào danh mục đó.

Tại Mỹ - thị trường với mức tiêu thụ lớn nhất toàn cầu đã được củng cố bởi các biện pháp "thanh toán tác động kinh tế" của chính phủ đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020 và 2021.

Thủy sản cao cấp được hưởng lợi từ động vật có vỏ như cua, tôm hùm và tôm. McIntosh tin rằng việc không thể du lịch xa đã thúc đẩy người dân dùng một phần khoản trợ cấp này để mua hải sản và thực phẩm không tuỳ ý, góp phần làm tăng giá cua, tôm hùm và sò điệp.

Ban đầu, có nhiều băn khoăn về việc liệu khi mức trợ cấp này không còn, xu hướng tiêu dùng có quay trở về như cũ và ghi nhận sự sụt giảm lớn không. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra một xu hướng trái ngược, tôm đã trở lên thông dụng hơn ở Mỹ, do đó, doanh số bán hàng dường như không giảm nhiều như các loại động vật có vỏ khác.

Mỹ Hạnh (Theo undercurrentnews)

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC