Dịch COVID-19 đe dọa mối quan hệ hợp tác thủy sản giữa Nga và Trung Quốc

Thị trường thế giới 08:38 15/01/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Gần đây Trung Quốc thắt chặt kiểm tra và kiểm soát thủy sản nhập khẩu sau khi tuyên bố phát hiện coronavirus trên thủy sản nhập khẩu, khiến các nhà xuất khẩu thủy sản Nga phải tìm kiếm các thị trường khác.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thủy sản Nga, với lượng NK 1,09 triệu tấn giá trị 3,3 tỷ USD chiếm 61% lượng thủy sản XK của Nga trong năm 2019. Phần lớn XK thủy sản của Nga sang Trung Quốc là cá minh thái, với giá trị dao động từ 580 đến 600 triệu USD/năm.

Gần đây, khi Trung Quốc tiến hành kiểm soát toàn diện để đảm bảo không có chủng COVID-19 nào xâm nhập vào nước này qua thực phẩm đông lạnh, Nga dường như đã bị giám sát đặc biệt do vị trí địa lý gần Trung Quốc. Cuối tháng 9/2020, cơ quan Hải quan tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc đã báo cáo kết quả dương tính coronavirus trên sản phẩm mực đóng gói NK từ tập đoàn thủy sản NOREBO của Nga, dấy lên sự quan ngại cho các nhà chức trách Trung Quốc, khiến họ cho kiểm tra tất cả thủy sản của Nga.

Đại diện của NOREBO bác bỏ các tuyên bố cho rằng sản phẩm của họ có coronavirus vì họ kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và vận chuyển. Công ty này đổ lỗi cho vụ việc xảy ra đối với một cơ sở lưu trữ ở Trường Xuân, khi cho rằng đã có một đợt bùng phát dịch COVID-19 xảy ra do lây nhiễm giữa các nhân viên của cơ sở này.

Tháng 11/2020, Hải quan Trung Quốc đã kiểm tra trực tuyến đối với các tàu của Nga sẽ cập cảng Trung Quốc. Quá trình kiểm tra bao gồm kiểm tra trực quan, tổng quan về các quy trình sản xuất trên tàu và phỏng vấn nhân viên phụ trách việc thực hiện các biện pháp an toàn.

Vị trí địa lý trước đây đem lại lợi thế cho các nhà XK của Nga giờ đây lại mang lại các rủi ro vì thời gian giao hàng tương đối ngắn đối với hàng hóa chuyển từ Nga sang Trung Quốc tạo cơ hội tốt hơn cho coronavirus sống sót trong quá trình di chuyển.

Trong tháng 11/2020, một tàu chở hàng đường sắt của Nga bị nghi ngờ có đối tượng nhiễm COVID-19 đã đi vào thị trấn biên giới Manzhouli. Cơ quan Hải quan của Nga, Rosselkhoznadzor, phản ứng bằng cách hứa sẽ làm việc với Cơ quan Liên bang về Nghề cá của Nga để thắt chặt các thủ tục kiểm soát, một động thái do Trung Quốc yêu cầu.

Do sự cố này, các nhà XK của Nga đang bị khó khăn và chẫm trễ trong thông quan các lô hàng đến Trung Quốc. Việc thông quan cho một container vận chuyển bằng đường biển hiện mất hơn 15 ngày, so với trước đây là 5-6 ngày. Sự chậm trễ đã được xác nhận bởi Giám đốc điều hành của Dobroflot, Alexander Efremov, người cho biết việc xả hàng lạnh 5.000 tấn có thể mất đến 3 tuần. Theo ước tính của ông, vì quy trình vận chuyển chiếm 30% trong chuỗi hậu cần nên chi phí vận chuyển tăng từ 10-15% so với tỷ lệ trước dịch.

Alexey Buglak, Chủ tịch Hiệp hội đánh bắt cá minh thái Nga (PCA), cho biết các thủy thủ đoàn của các tàu đến Trung Quốc đang được kiểm tra thường xuyên và bao bì cũng được giám sát chặt chẽ. Các công ty đánh cá ở vùng Viễn Đông của Nga giao thủy sản cho Trung Quốc thông qua các cảng Thanh Đảo và Đại Liên. Hiện tại, các cảng ở Thanh Đảo đã hoàn toàn đóng cửa, vì vậy dòng hàng hóa đã được chuyển hướng sang Đại Liên, gây ra tình trạng xếp hàng dài. Trong tháng 11/2020 có ngày có đến 13 tàu của Nga xếp hàng với khối lượng 53.000 tấn thủy sản trên tàu.

Hơn nữa, các công ty đã phải chuyển tàu sang Hàn Quốc, nhưng việc sử dụng quốc gia này làm trung gian để giao hàng đến Trung Quốc không giải quyết được vấn đề. Điều này cũng làm tăng chi phí cho các chủ hàng. Nếu Trung Quốc tiếp tục đưa ra thêm những quy định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ ngành XK thủy sản của Nga. Chính phủ Nga khuyến nghị các công ty thủy sản của Nga tăng XK sang Việt Nam bên cạnh việc phục vụ thị trường nội địa của mình. Trong trường hợp tiếp tục gặp khó khăn, XK thủy sản sang Trung Quốc có thể tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu thành công, việc đẩy mạnh tiêm vắc-xin của Nga có thể dẫn đến việc khôi phục quan hệ thương mại bình thường giữa Nga và Trung Quốc, đối tác thương mại thủy sản lớn nhất của Nga. Ngay cả trong năm gián đoạn thương mại chưa từng có này, XK thủy sản của Nga sang Trung Quốc chỉ giảm 4% tính đến ngày 22/11/2020, so với cùng kỳ năm 2019, Bộ Nông nghiệp Nga cho biết.

(Theo seafoodsource.com)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga miễn thuế xuất khẩu phi lê cá minh thái

 |  08:34 08/11/2024

(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.

Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc

 |  08:32 08/11/2024

Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.

Cá tra Đồng Tháp: 'Hành trình xanh – Giá trị xanh"

 |  08:27 08/11/2024

Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Cơ hội và thách thức nào sau bầu cử Tổng thống mới?

 |  08:23 08/11/2024

(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.

Hirose Suisan (Nhật Bản) khai trương nhà máy mới chế biến sò điệp

 |  08:39 07/11/2024

(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.

80% người Mỹ quan tâm đến thủy sản bền vững

 |  08:38 07/11/2024

(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.

CEPA được ký kết mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

 |  08:36 07/11/2024

(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.

Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” trước 20/11/2024

 |  11:05 06/11/2024

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...

Na Uy, Nga cắt giảm hạn ngạch cá tuyết Biển Barents năm 2025

 |  10:51 06/11/2024

(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.

USDA tiếp tục nhập khẩu 270.000 pao cá da trơn

 |  10:49 06/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC