Nguyên tắc trung thực thể hiện ở chỗ chủ doanh nghiệp (DN) chấp hành nghiêm túc luật pháp và những thỏa thuận trong các hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể đối với luật pháp chủ DN không trốn thuế, trả tiền vay ngân hàng đúng hạn... Với đối tác và người tiêu dùng chủ DN không làm hàng kém phẩm chất, không làm hàng gian hàng giả, không vi phạm bản quyền, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa.
Nếu là hàng xuất khẩu phải tuân thủ theo luật pháp nước sở tại và sản phẩm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu…người tiêu dùng. Về mặt xã hội chủ DN không vi phạm, làm ô nhiễm môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội (không cung ứng văn hóa độc hại, không cung ứng sản phẩm gây tác động xấu lên sức khỏe con người tạo hệ quả xấu cho xã hội như buôn bán chất gây nghiện…). Với đồng nghiệp không sử dụng các hành vi cạnh tranh gian xảo, không lành mạnh. Hiện nay nội dung tham nhũng, hối lộ trở thành yếu tố bổ sung cho chuẩn mực trung thực đang nêu. Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ DN phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng của người lao động (thù lao, bảo hiểm các loại,..); bảo đảm đủ bảo hộ lao động và điều kiện an toàn lao động; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội; coi trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.*
ĐĐKD như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa DN, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với DN. ĐĐKD chính là cơ sở để bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể người lao động trong DN có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của DN. Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của DN chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó DN muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng ĐĐKD cho DN mình. Cho nên việc xây dựng và thực thi ĐĐKD là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà DN Việt nói riêng, nền kinh tế Việt nói chung trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là một bộ phận không tách rời của thị trường toàn cầu và người tiêu dùng có quyền và khả năng rộng rãi lựa chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp nhất cho mình thì văn hóa doanh nghiệp nói chung, ĐĐKD nói riêng trở thành một yêu cầu quan trọng nhất, là kim chỉ nam để DN đi đúng đường. Tóm lại, xây dựng và thực hiện ĐĐKD trở thành yếu tố hàng đầu để duy trì, phát triển DN.
Nhìn lại trong thực tế, thời gian qua và ngay hiện tại trong xã hội ta, vô số hành vi thiếu ĐĐKD đang diễn ra hàng ngày. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng chứa dư lượng độc hại vẫn tràn lan trên thị trường, len vào từng nhà. Gần đây nhất, vụ làm xăng giả quy mô lớn, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng, đã làm thiệt hại, gây rủi ro cho biết bao người. Tất cả vì đồng tiền, vì lòng tham không đáy. Kinh doanh, bản chất là kiếm tiền. Nhưng kiếm tiền phải trên chuẩn mực đạo đức, đó là ĐĐKD, bộ phận nền tảng của văn hoá doanh nghiệp.
Ngành chế biến thuỷ sản có lịch sử đi liền hoạt động kinh tế đất nước. Vài chục năm trước cũng đầy tai tiếng như: huỷ ngang hợp đồng, cung ứng hàng chất lượng kém, cạnh tranh không lành mạnh, chăm lo người lao động còn hờn hợt, thiếu ý thức trách nhiệm xã hội... Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, ngành chế biến thuỷ sản phát triển song hành, đồng thời sàng lọc đội ngũ. Không ít DN phá sản đi liền DN mới hình thành. Chủ lực ngành là tôm và cá tra. Ở đây nói về ngành tôm. Điều đáng khen là càng về sau này, các DN tôm càng thể hiện tốt đạo đức trong kinh doanh. Đó là một yếu tố khá cơ bản để ngành tôm có diện mạo khá sáng sủa ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không ngừng phát sinh nhiều vấn đề mới. Thí dụ như rủi ro bất ngờ, như cơ hội kinh doanh chợt đến… Tất cả phải được ứng xử trên nền tảng chuẩn mực của ĐĐKD. Mọi sự chệch đường do lòng tham hay ý đồ lệch lạc nào đó dễ dẫn đến bóc ngắn cắn dài và có thể làm ảnh hưởng cả ngành.
Từ thực trạng ĐĐKD và những nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong thực thi ĐĐKD hiện nay, các yếu tố cần chú ý để xoay chuyển tình hình này là:
1. Hoàn thiện khung luật pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh.
2. Tăng cường phổ biến và giáo dục về ĐĐKD cho các chủ DN, hộ cá thể… để họ có nhận thức đúng và đầy đủ về các quy định luật pháp, trách nhiệm cũng như ĐĐKD.
3. Tuyên truyền người tiêu dùng ý thức quyền lợi và trách nhiệm của mình, nói không với sản phẩm không đạt chuẩn.
4. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rộng rãi về vấn đề ĐĐKD, khuyến khích báo chí vào cuộc nhằm phát hiện và đưa ra công luận những cá nhân và DN có hành vi vi phạm pháp luật và ĐĐKD, đồng thời nêu những tấm gương điển hình tốt về những cá nhân và DN có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện ĐĐKD để mọi người học hỏi.
Tóm lại, ĐĐKD là một vấn đề nóng trong xã hội ta hiện nay. ĐĐKD kém dẫn đến thiệt hại hữu hình lẫn vô hình rất lớn cho đất nước. Để xoay chuyển, toàn xã hội phải vào cuộc, trong đó hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và được thực thi nghiêm khắc là yếu tố hàng đầu song song với sự giáo dục, vận động tới các cơ sở kinh doanh về ý thức trách nhiệm và ĐĐKD. Người tiêu dùng và các cơ quan truyền thông cùng vào cuộc, góp phần mạnh mẽ hơn nữa để hàng hóa xấu, cái xấu phải bị đẩy lùi, không còn đất sống.
Ghi chú*: Bài có sử dụng thông tin trong bài viết Vai trò của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp” thực trạng và giải pháp” của ông Trần Trọng Toàn, PCT TT Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam.
TS Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Ngày 8/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp đánh bắt ở khu vực Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, dự báo sẽ giảm xuống dưới 300.000 tấn trong năm 2025, lần đầu tiên trong bảy năm qua, phản ánh những thách thức lớn đối với một trong những nguồn cung cấp hải sản chủ yếu của Nhật Bản.
(vasep.com.vn) Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.
TPO - Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu thuyền từ ngư trường nối đuôi nhau quay về bờ. Những chuyến tàu chở nặng tôm cá… trong phiên biển cuối năm giúp ngư dân đón một cái Tết ấm no.
(vasep.com.vn) Liên tục trong 3 tháng cuối năm 2024, XK chả cá và surimi của Việt Nam tăng trưởng liên tục. Tính cả năm 2024, XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam đạt 298 triệu USD, giảm 2% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành nuôi tôm tại Brazil hiện đang tập trung phục vụ nhu cầu nội địa, các nhà lãnh đạo ngành tin rằng quốc gia này có thể trở thành một đối thủ toàn cầu trong những năm tới nếu đầu tư vào việc vượt qua các trở ngại quan trọng.
(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp tại Vịnh Funka, khu vực nuôi trồng sò điệp lớn thứ hai ở Hokkaido, Nhật Bản, dự kiến sẽ giảm 7-9% trong mùa vụ năm 2025, xuống còn 52.100-53.100 tấn. Vịnh Funka đứng sau Biển Okhotsk, khu vực có sản lượng sò điệp dự kiến đạt mức thấp nhất trong bảy năm, với 267.000 tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá tra nuôi công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long năm 2024 đạt 95.100 tấn, giảm 4% so với năm 2023. Mặc dù sản lượng cá tra giảm, xu hướng tích cực từ những tháng cuối năm mang lại hy vọng cải thiện hiệu quả kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích nuôi cá tra công nghiệp và duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản tổng thể cho thấy tỉnh đã nỗ lực giữ vững hoạt động sản xuất.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết bỏ đầu và bỏ ruột tại Iceland đã có sự điều chỉnh trong tuần gần đây nhất, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu phi lê cá thu và cá trích của Na Uy đã giảm trong tuần thứ 2/2025, trong khi giá cá trích nguyên con về cơ bản không thay đổi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn