Đại hội toàn thể Hội viên VASEP 2015

 

Doanh nghiệp hội viên VASEP: Đặt niềm tin vào Ban chấp hành nhiệm kỳ mới

(vasep.com.vn) Đại hội Toàn thể hội viên VASEP vừa diễn ra ngày 12/6/2015 tại Tp.HCM đã ra bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 5 (2015-2020) với 21 Ủy viên. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới đã họp phiên đầu tiên và bầu ông Ngô Văn Ích - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17 (Nha Trang Seafoods) làm Chủ tịch Hiệp hội.

Ba Phó Chủ tịch là: Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch Ủy ban Tôm, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp); ông Dương Ngọc Minh –  Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Hùng Vương (Hung Vuong Corp) và bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Chủ tịch Ủy ban Hải sản, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam (Hải Nam Co.,Ltd).

Đại hội cũng bầu ra Ban Kiểm tra mới cho nhiệm kỳ 5, trong đó, bà Phan Thị Minh Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH Phú Thạnh (Phu Thanh Co.,Ltd)  làm Trưởng ban Kiểm tra và 02 ủy viên.

 

Trong 5 năm (từ 2010 -2015) đã chứng kiến sự thay đổi và phát triển rõ rệt trong lĩnh vực XK của các hội viên VASEP. Cụ thể nhiều nhà máy cá tra đã thực hiện chuỗi khép kín từ nuôi trồng đến chế biến theo các tiêu chuẩn quốc tế; ngành tôm cũng đang có xu hướng hoàn thiện qui trình khép kín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, ngành khai thác biển cũng dần đi theo các tiêu chuẩn, qui định của thị trường XK. Chính những điều kiện này đã dẫn đến sự đa dạng trong cơ cấu hội viên VASEP, đưa đến những yêu cầu khác nhau tùy theo từng nhóm ngành hàng và qui mô DN.

Sự ra đời các Hiệp hội ngành hàng mới trong lĩnh vực thủy sản trong vài năm qua như Hiệp hội cá ngừ, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã khiến VASEP cũng phải kịp thời điều chỉnh các chiến lược họat động cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, hoạt động của Hiệp hội cũng đứng trước những thách thức to lớn để đảm bảo và hài hòa lợi ích của hội viên, đồng thời phải có những thay đổi phù hợp với tình hình phát triển nhanh chóng của ngành. Do đó, tại đại hội, các DN hội viên đã đặt nhiều niềm tin và hi vọng vào những thay đổi của Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (2015-2020).

Ông Ngô Văn Ích - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17 (Nha Trang Seafoods), Chủ tịch Hiệp hội VASEP nhiệm kỳ 5: Ban Chấp hành nhiệm kỳ 5 sẽ cố gắng khắc phục những thiếu sót của Ban Chấp hành nhiệm kỳ cũ

 

Thay mặt Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, ông Ngô Văn Ích cảm ơn sự tín nhiệm của Đại hội đã dành cho các thành viên Ban chấp hành. Ban Chấp hành nhiệm kỳ 5 sẽ cố gắng khắc phục những thiếu sót của Ban Chấp hành nhiệm kỳ cũ đồng thời sẽ có những thay đổi tích cực để đáp ứng niềm tin, sự mong mỏi của cộng đồng DN hội viên.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp): Năm 2015, tổng kim ngạch XK cá tra khó có thể tăng trưởng dương khả quan

Chia sẻ về những diễn biến khó khăn của sản xuất, thị trường XK cá tra năm 2015, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) cho rằng, năm nay, tổng kim ngạch XK cá tra khó có thể tăng trưởng dương khả quan. Nếu Chính phủ xem xét sửa đổi quy định của 36/2014/NĐ-CP về tỷ lệ mạ băng với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK, dỡ bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng XK và có các chương trình xúc tiến thương mại chuyên nghiệp, đúng trọng tâm để đẩy mạnh hình ảnh, chất lượng sản phẩm cá tra với người tiêu dùng thế giới thì có thể tới năm 2016, XK mặt hàng này mới có thể tăng trưởng khả quan được.

Ngay từ năm 2014, các DN XK cá tra đã phán đoán và dự báo được diễn biến giá cá tra nguyên liệu và giá XK sẽ giảm trong năm nay. Tuy nhiên, những tác động của NĐ 36 đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động XK của DN, trong đó quy định về tỷ lệ mạ băng đã khiến các nhà NK tích cực mua phòng trữ vì lo sợ “cú sốc” về giá.

Ngày 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của NĐ 36 với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước NK, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015. Biết được thông tin này, đầu năm 2015, các nhà NK chủ động giảm mua hàng nên quý I/2015, tổng giá trị XK cá tra giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đã lường trước được những khó khăn này nhưng do áp lực về tài chính, công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, các DN XK cá tra Việt Nam không thể thực hiện được chiến lược dự trữ để điều tiết thị trường. Hiện nay, do khó khăn mà nhiều nhà máy chế biến phải ngưng hoạt động hoặc cắt giảm tối đa công suất chế biến và nhận làm gia công.

Khó khăn ở hầu hết các thị trường NK lớn lại thêm thủ tục hành chính phiền hà về đăng ký hợp đồng XK cá tra. Cơ chế này là yếu tố gây cản trở cho việc tái cấu trúc ngành cá tra và tạo sức ép về mặt “tâm lý” cho cả người nuôi, DN XK và nhà NK. Nếu không tháo gỡ “nút thắt” này thì những nỗ lực của nhà nước như điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ hay ngân hàng hạ lãi suất cho vay… e rằng không nhiều tác dụng.

Ông Nguyễn Hữu Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm XK Nam Hải (VIET FOODS Co.,Ltd): Năm 2015 tình hình sản xuất, XK tôm đáng báo động

Về ngành tôm, ông Nguyễn Hữu Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm XK Nam Hải (VIET FOODS Co.,Ltd) lại lo ngại về sự phát triển bền vững của ngành. Ông Thanh cho rằng, năm 2015 tình hình sản xuất, XK tôm đáng báo động. Quý I/2015, tổng giá trị XK tôm giảm đến 28%. Hiện nay, khi người nuôi tập trung đầu tư nuôi tôm chân trắng, sản lượng có thể tăng 2-3 lần so với nuôi tôm sú. Nhưng vì bị ảnh hưởng của EMS mà tôm Việt Nam không thể cạnh tranh về giá với tôm Ấn Độ, Indonesia hay Ecuador. Dự báo, giá tôm nguyên liệu và giá chào bán XK khó có thể tăng trong năm nay.

Ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (THUAN PHUOC Corp): Năm nay là năm có rất nhiều bất lợi cho sản xuất, chế biến tôm Việt Nam

Nhìn nhận bức tranh XK tôm năm 2015, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (THUAN PHUOC Corp) cho rằng, năm nay là năm có rất nhiều bất lợi cho sản xuất, chế biến tôm Việt Nam. Thứ nhất là, việc điều chỉnh chính sách về mặt tiền tệ trên thế giới đã làm cho giá cả của các sản phẩm trên thế giới có sự thay đổi mạnh. Đó là việc đồng USD tăng vọt so với các đồng tiền khác, cụ thể USD tăng gấp 2 lần so với đồng rúp, tức là đồng rúp giảm 50%, đồng bảng anh, won Hàn Quốc (KRW), EUR giảm 18%, đồng đô la Úc - AUD cũnggiảm 22%. Điều này gây bất lợi cho các nhà NK khiến các DN thủy sản buộc phải giảm giá bán.

Tới tháng 5/2015, Việt Nam mới điều chỉnh tỷ giá lần thứ 2 thêm 1%, trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỷ giá tối đa là 2%. Trong khi đó, chính sách tiền tệ tại các nước XK tôm đối thủ lại khá linh hoạt để cạnh tranh: đồng Rupiah (Rp) Indonesia và Rupee Ấn Độ cũng đã giảm 20% so với USD.

 

Ở Việt Nam, 60% con giống tôm chân trắng phải NK từ nước ngoài, thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập tới 80%. Giá thành trong nước không thể kiểm soát, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cao hơn 1,2 USD so với Ấn Độ, giá tôm giống ở Việt Nam cũng cao gấp đôi so với các nước, tỷ lệ thành công trong sản xuất tôm của Việt Nam chỉ đạt 30 - 40%, trong khi tỷ lệ thành công của các nước khác có thể đạt tới 70-80%. Điều này kéo theo giá tôm của Việt Nam đang ở mức cao và khó cạnh tranh được với các nước như hiện nay, giá tôm Việt Nam đang cao hơn giá tôm Ấn Độ từ 2 - 2,5 USD/kg. Mặc dù, các DN XK tôm Việt Nam đã cố gắng đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao để khuyến khích người nuôi tiếp tục sản xuất nhưng do giá thành quá cao khiến giá tôm trong nước đang cao hơn cả giá bán.

Danh sách thành viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra VASEP nhiệm kỳ 5.

Tạ Hà

 

 

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

EC nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững tại Biển Baltic

 |  08:32 30/08/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu (EC) hôm 26/8 đã công bố đề xuất về cơ hội đánh bắt cá cho năm 2025 tại biển Baltic, với mục tiêu bảo vệ và duy trì nguồn cá trong khu vực này. Đề xuất này được xây dựng dựa trên những đánh giá khoa học gần đây cho thấy một số loài cá đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng.

Nga: Sản lượng khai thác cá sardine Thái Bình Dương, cá hồi Viễn Đông tăng

 |  08:29 30/08/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) cho biết hoạt động khai thác cá hồi ở khu vực Viễn Đông diễn ra nhanh hơn so với năm 2022, trong khi sản lượng đánh bắt cá sardine Thái Bình Dương tăng đáng kể.

Tiến trình hướng tới truy xuất nguồn gốc toàn cầu năm 2024

 |  08:27 30/08/2024

(vasep.com.vn) Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc thủy sản (GDST) được thành lập vào năm 2017 nhằm mục đích giúp truy xuất nguồn gốc thủy sản toàn cầu trở nên đáng tin cậy hơn và tiết kiệm hơn cho các công ty trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn chung về truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Khảo sát của Oceana: Người Mỹ ủng hộ thủy sản bền vững, minh bạch

 |  08:26 30/08/2024

(vasep.com.vn) Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ ủng hộ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn đối với hải sản họ tiêu thụ, bao gồm tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng hải sản và giảm thiểu các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Sản lượng bột cá tăng trong nửa đầu năm 2024

 |  08:43 29/08/2024

(vasep.com.vn) Tại các nước được theo dõi bởi Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), sản lượng bột cá trong 6 tháng đầu năm 2024 tại các quốc gia này đã tăng 40% trong khi sản lượng dầu cá tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do khối lượng đánh bắt cao hơn ở khu vực Bắc-Trung Peru, nơi hiện đang có lệnh cấm đánh bắt cá. Hiện tại, chỉ có khu vực đánh bắt ở phía nam Peru là còn hoạt động, với 15% hạn ngạch đã được khai thác.

Bất cập thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến

 |  08:40 29/08/2024

Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế hiện đang áp dụng 3 loại thuế suất thuế GTGT khác nhau tại mỗi khâu (sản xuất, sơ chế và thương mại bán ra). Khi áp dụng các quy định này đã vô hình trung làm tăng giá thành của sản phẩm.

Thách thức nào đang đợi xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm?

 |  08:38 29/08/2024

Ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh, giá cước vận tải tăng cao do xung đột tại Biển Đỏ, và các xáo trộn thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp thủy sản chuyển hướng kinh doanh, xuất khẩu

 |  08:33 29/08/2024

(HQ Online) - Trước những khó khăn và thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Rabobank: Các công ty thủy sản có thể lạc quan về thị trường Trung Quốc

 |  08:30 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo một báo cáo mới nhất từ Rabobank, các công ty thủy sản đang nhắm đến thị trường Trung Quốc cần thích nghi với sự phức tạp và các xu hướng tiêu dùng mới.

Kiên Giang: Sản lượng tôm nuôi tăng 8% trong 7 tháng đầu năm

 |  08:29 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, trong 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh hơn 195.700 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm và tăng 7,25% so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC