Tương tự, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm (G.C Food), Bình Thạnh, TP.HCM, khuyến nghị: nếu công ty phải trả chi phí đơn hàng xuất khẩu thì dù giá cước tăng cũng phải chấp nhận khi chưa thương lượng được về giá với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí cước để hoạt động của khách hàng thuận lợi và duy trì đơn hàng. Đồng thời, G.C Food cũng đang tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn trong khu vực để xúc tiến xuất khẩu.
Do hàng hóa mang tính mùa vụ, các doanh nghiệp nông sản thường ký hợp đồng ngắn hạn, dẫn đến bị tác động khi giá cước vận tải tăng. Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Tươi (Bình Chánh, TP.HCM) Võ Thanh Châu lo lắng: “Khi giá cước vận tải tăng quá cao, chúng tôi buộc phải chọn các tuyến đi đường vòng. Tuy nhiên, những sản phẩm như trái cây, nông sản tươi dễ hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp”, bà Châu chia sẻ. Để tránh thiệt hại, Công ty Thanh Tươi buộc phải tạm ngưng xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường có giá cước vận tải quá cao.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều doanh nghiệp đã sớm linh hoạt tìm kiếm thị trường mới, trong đó tập trung vào các thị trường gần như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đơn hàng của các thị trường truyền thống đang sụt giảm mạnh, giá cước vận tải tăng cao. Nhờ đó, xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh đang dần phục hồi và tăng trưởng tích cực. Bà Mai Thị Nhân, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, nhìn nhận rằng những khó khăn đó ít nhiều tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty, “trước mắt, công ty chuyển đổi thị trường, đi vào những thị trường bán lẻ và thị trường khác gần hơn, áp lực cũng sẽ giảm”...
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu hàng hải độc lập Drewry, đơn vị chuyên cung cấp thông tin về thị trường hàng hải và giá vận chuyển container, giá cước vận chuyển hàng hóa container tuyến đi từ châu Á đi châu Âu và Mỹ có mức tăng lớn nhất. Tuy nhiên, chiều từ châu Mỹ, châu Âu về châu Á và các tuyến vận tải nội Á không biến động nhiều. Trong tình hình này, doanh nghiệp Việt cho rằng cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nhằm giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Ông Đặng Đình Long, Tổng giám đốc Công ty Logistics Mega A (TP.HCM), cho biết tình hình vận chuyển tàu biển đi các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đang rất căng thẳng. Nghiêm trọng nhất là tuyến tàu sang châu Âu, cước vừa đắt vừa không có chỗ. Cũng theo ông Long, trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đến cửa khẩu đi (FOB) và nhập khẩu tại cảng đến (CIF) nên ít quan tâm cước tàu vì đối tác lo. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt chuyển sang xuất khẩu hình thức CIF nên diễn biến cước tàu gần đây đã gây ảnh hưởng lớn.
Lo lắng cho tình hình xuất khẩu hàng hóa, ông Nguyễn Minh Nhật, Giám đốc Công ty TNHH ván ép, cơ khí xây dựng Nhật Nam (Bến Cát, Bình Dương), cho biết hiện nay ngành gỗ đang trên đà phục hồi tốt. Tuy nhiên, từ tháng 5/2024 đến nay giá cước vận tải đường biển được các hãng tàu điều chỉnh tăng liên tục khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Trong tình hình trước mắt, doanh nghiệp chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí để giữ khách hàng và tăng lượng hàng cung ứng. Về lâu dài, doanh nghiệp cũng tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn để xuất khẩu như các nước ASEAN.
Dệt may và da giày là hai ngành có “độ mở” lớn khi xuất khẩu tới 70 - 80% sản lượng sản xuất, do đó phụ thuộc nhiều vào giá cước vận tải biển, đồng thời rất dễ bị tổn thương trước biến động của thị trường thế giới. Từ cuối quý 1 năm nay, Công ty TNHH May mặc Dony (TP.HCM) đã chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia. “Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng lại thuận lợi về logistics. Chi phí và thời gian vận chuyển rất phù hợp, thậm chí có nơi còn rẻ hơn trong nước. Đây là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh hiện nay”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Dony, nhận định.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm (G.C Food), Bình Thạnh, TP.HCM, khuyến nghị: nếu công ty phải trả chi phí đơn hàng xuất khẩu thì dù giá cước tăng cũng phải chấp nhận khi chưa thương lượng được về giá với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng chưa đề cập đến chuyện tăng giá mà chấp nhận giảm lợi nhuận, bù chi phí cước để hoạt động của khách hàng thuận lợi và duy trì đơn hàng. Đồng thời, G.C Food cũng đang tiếp cận thêm nhiều thị trường khác gần hơn trong khu vực để xúc tiến xuất khẩu.
Do hàng hóa mang tính mùa vụ, các doanh nghiệp nông sản thường ký hợp đồng ngắn hạn, dẫn đến bị tác động khi giá cước vận tải tăng. Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Tươi (Bình Chánh, TP.HCM) Võ Thanh Châu lo lắng: “Khi giá cước vận tải tăng quá cao, chúng tôi buộc phải chọn các tuyến đi đường vòng. Tuy nhiên, những sản phẩm như trái cây, nông sản tươi dễ hư hỏng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp”, bà Châu chia sẻ. Để tránh thiệt hại, Công ty Thanh Tươi buộc phải tạm ngưng xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường có giá cước vận tải quá cao.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều doanh nghiệp đã sớm linh hoạt tìm kiếm thị trường mới, trong đó tập trung vào các thị trường gần như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi đơn hàng của các thị trường truyền thống đang sụt giảm mạnh, giá cước vận tải tăng cao. Nhờ đó, xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh đang dần phục hồi và tăng trưởng tích cực. Bà Mai Thị Nhân, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng, nhìn nhận rằng những khó khăn đó ít nhiều tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty, “trước mắt, công ty chuyển đổi thị trường, đi vào những thị trường bán lẻ và thị trường khác gần hơn, áp lực cũng sẽ giảm”...
Theo vneconomy.vn
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.
(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn