Cơ hội và thách thức xuất khẩu sang Trung Quốc

Xuất nhập khẩu 08:58 23/03/2023 Thu Hằng
VTV.vn - Bên cạnh nhiều thuận lợi, nhiều mặt hàng Việt cũng ngày càng phải đối mặt với cạnh tranh lớn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Nhiều rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm nay, đạt 1,27 tỷ USD (chiếm hơn 20% thị phần). Sau khi phía Trung Quốc điều chỉnh các quy định về phòng chống dịch COVD từ đầu tháng 1, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc đã tăng mạnh.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện triển khai nhiều chính sách mới để đưa hoạt động nhập khẩu vào nề nếp, nhất là nâng cao các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như nông dân Việt Nam, trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường lớn nhất thế giới này.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm nay.

Công ty CP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu đã có 5 năm buôn bán với Trung Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là trái cây chế biến như puree, hoa quả sấy khô, nước ép đóng lon. Dù đã có nhiều kinh nghiệm giao thương nhưng việc Trung Quốc liên tục sửa đổi luật an toàn thực phẩm đã khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

"Phía Trung Quốc thường đưa ra những thông báo thay đổi khá đột ngột khiến cho nhiều doanh nghiệp bị động trong khẩu chuẩn bị, đặc biệt với doanh nghiệp mới làm với Trung Quốc có yêu cầu cao về tiêu chuẩn và quy trình thường không kịp trở tay", ông Nguyễn Đức Hưng - Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu cho biết.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 2 bắt đầu khởi sắc khi đạt 122 triệu USD, tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng những rào cản hiện hữu là thủy sản tươi sống của Việt Nam chưa được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc ngay từ khâu đăng ký trên hệ thống thương mại một cửa của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Hàng loạt hội nghị thúc đẩy giao thương hai nước đã được Bộ NN&PTNT tích cực triển khai ngay từ những tháng đầu năm. Mục tiêu là để kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước thông qua cửa khẩu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh.

Cạnh tranh xuất khẩu vào Trung Quốc

Trung Quốc với dân số hơn 1,4 tỷ người là thị trường rộng lớn với nhu cầu hàng hóa cao và đa dạng. Kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đều đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này cộng với sản xuất, nuôi trồng nội địa của Trung Quốc đang dần được khôi phục đã khiến hàng Việt cũng ngày càng phải đối mặt với cạnh tranh lớn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm nay đã tăng 25% so với cùng kì. Một phần là nhờ những mặt hàng có giá trị cao như sầu riêng, đã được xuất chính ngạch sang thị trường này. Giá sầu riêng cũng đang tốt.

Tuy nhiên, vừa qua là giai đoạn trái vụ, thiếu vắng sầu riêng của các nước khác trên thị trường Trung Quốc. Tới đây, khi vào vụ, không chỉ sầu riêng mà cả thanh long, xoài hay chuối Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh với Thái Lan, Philippines, Ecuador hay chính hàng nội địa Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Trước đây chúng ta cạnh tranh với những người buôn bán tiểu ngạch biên giới. Thế nhưng bây giờ chúng ta cạnh tranh trực diện với những nhà nhâp khẩu chính ngạch, với những tập đoàn rất nhiều tiền. Ví dụ như bên Trung Quốc bây giờ đầu tư vào nông nghiệp không phải là nông dân, doanh nghiệp nhỏ nữa mà nó là những tập đoàn rất lớn".

Thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có thể sẽ còn áp lực hơn nữa.

Thủy hải sản Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh với nhiều nước khác tại thị trường Trung Quốc. Trong đó tôm đang phải chịu sức ép lớn nhất trước 2 đối thủ lớn là Ecuador và Ấn Độ, vốn chiếm hơn 60% lượng nhập khẩu vào Trung Quốc.

Hiệp hội thuỷ sản dự báo, thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có thể sẽ còn áp lực hơn nữa. Bởi vì khi ấy hoạt động nuôi trồng nội địa của Trung Quốc sẽ thực sự phục hồi. Tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội lớn, nếu chúng ta khai thác tốt hơn thế mạnh của mình là những mặt hàng thuỷ hải sản tươi sống phục riêng cho nhà hàng, khách sạn.

Bộ Công Thương đánh giá, để nâng cao sức cạnh trạnh, hàng Việt cần có những chiến lược để khẳng định thương hiệu tại thị trường xuất khẩu.

"Trong giai đoạn hiện nay, khi các doanh nghiệp của chúng ta chưa có doanh nghiệp lớn, việc tập trung xây dựng một thương hiệu chung là sản phẩm của Việt Nam hoặc nông sản sản xuất tại Việt Nam, sẽ giúp cho người tiêu dùng Trung Quốc có thể nhận diện được sản phẩm của ta", ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết.

Để làm được điều này, sẽ cần tới nỗ lực chung của tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng từ người sản xuất tới người phân phối để trước hết là duy trì và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 53 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thủy sản, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm hơn 1/4. Tuy nhiên, nếu xét đến tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của Trung Quốc, Việt Nam mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%. Dư địa cho nông sản Việt còn rất lớn và nếu chúng ta gia tăng được thị phần trên thị trường rất lớn này cũng sẽ góp phần đảm bảo kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Thu Hằng (theo VTV News)

co hoi xuat khau sang trung quoc thach thuc xuat khau sang trung quoc

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đào tạo nuôi biển công nghiệp cho các tỉnh, thành phố miền Trung

 |  16:01 15/11/2024

Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam

 |  15:58 15/11/2024

Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Chiến lược của ông Trump dự kiến sẽ làm tăng rào cản cho các nhà nhập khẩu thủy sản

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.

Ecuador đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.

HSBC tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:30 15/11/2024

HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.

Hà Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

 |  08:25 15/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thai Union có thể hưởng lợi trước các chính sách mới của ông Trump

 |  09:17 14/11/2024

(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.

Ấn Độ, Oman đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bột cá sau kỷ lục năm 2023

 |  09:15 14/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.

Cua ghẹ Việt Nam hút hàng tại Trung Quốc

 |  09:04 14/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.

Các công ty thức ăn chăn nuôi tham gia Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP)

 |  08:35 13/11/2024

(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC