Cơ hội nào cho ngành thủy sản nếu Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường?

Xuất nhập khẩu 08:28 16/05/2024 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Thông tin Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản.

Mỹ luôn nằm trong top 3 thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có rất nhiều dư địa, nhưng cũng không ít rào cản khiến DN thủy sản Việt Nam nhiều phen “lao đao”. Trong đó, có những vấn đề kéo dài nhiều năm như thuế CBPG tôm, cá tra và có vấn đề “nóng sốt” của năm 2024 như là thuế chống trợ cấp đối với tôm NK từ Việt Nam vào Mỹ.

Trong 10 năm gần đây, XK thủy sản sang Mỹ dao động ở mức 1,5 tỷ USD – 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể, từ 18%-23% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, cá tra…

Việt Nam đồng thời cũng là một đối tác NK cho các nhà kinh doanh thủy sản Mỹ với giá trị NK từ 65-70 triệu USD/năm. Những sản phẩm NK nổi trội là cá hồi, cá trích, cá minh thái, cá bơn…

Trong tiến trình Chính phủ Việt Nam đề nghị DOC xem xét và công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, Hiệp hội VASEP đã phối hợp tích cực trong việc chuẩn bị có các thông tin và lập luận gửi DOC nhằm tác động DOC công nhận cho Việt Nam là kinh tế thị trường.

Dự kiến vào tháng 7/2024, DOC sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là lợi thế cho cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp (CVD) trong thời gian tới.

Vào tháng 10/2023 Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã nộp đơn đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra trợ cấp đối với tôm nước ấm từ 4 nước: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam. Vào tháng 11/2023, DOC đã công bố chính thức điều tra chống trợ cấp đối với tôm của các nước.

Ngày 25/3/2024, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam. Trên cơ sở xem xét thông tin từ các bên liên quan bao gồm Chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và nguyên đơn Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể gồm 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 1 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc.

Vụ điều tra chống trợ cấp sẽ được tiến hành song song tại DOC và ITC, trong đó DOC sẽ quyết định biên độ trợ cấp cho các quốc gia, ITC sẽ quyết định có gây hại hay không đến ngành công nghiệp nội địa. Nếu 1 trong 2 giai đoạn điều tra kết luận là phủ định thì vụ điều tra sẽ kết thúc.

Ngoài những vấn đề như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các rào cản và quy định khác cũng có thể sẽ được nhìn nhận, rà soát với một phương diện nới lỏng hơn, thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam, đồng thời, cũng là cơ hội thu hút hơn các nhà đầu tư từ Mỹ tới với ngành thủy sản Việt Nam, mở rộng cơ hội giao thương thủy sản giữa 2 nước.

Theo Bộ Công Thương, đối với các vụ việc phòng vệ thương mại, việc công nhận quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc công nhận này sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá. Khi các rào cản thuế quan được tháo gỡ hoặc nới lỏng thì hàng thủy sản Việt Nam sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ, đồng thời giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận nhiều hơn với nguồn thủy sản chất lượng và giá tốt của Việt Nam

Được biết, hiện đã có tổng cộng 72 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

kinh te thi truong thue chong tro cap vcd

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có thể quay lại mốc 1 tỷ USD nếu những bất cập về nguyên liệu được tháo gỡ

 |  08:31 14/06/2024

(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên VASEP năm 2024 tổ chức ngày 10/6/2024, bà Cao Thị Kim Lan, Ủy viên BCH VASEP, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) đã có bài tham luận về những cơ hội mà ngành cá ngừ đang có, những thách thức mà ngành đang phải đối mặt, nhất là những “nút thắt” về vấn đề nguyên liệu, đồng thời nêu ra những kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho ngành.

Argentina: Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh trong tháng 4/2024

 |  08:30 14/06/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của nước này tăng 81% về khối lượng và 65% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Peru: Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh

 |  08:29 14/06/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Peru trong tháng 3 ghi nhận giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 105.200 tấn, trị giá 278,8 triệu USD, giảm tương ứng 62,4% và 52,1%.

TANDTC công bố Nghị quyết hướng dẫn xử lý với những hành vi liên quan đến khai thác, mua bán trái phép thủy sản

 |  09:30 13/06/2024

Chiều 12/6, TANDTC tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản”.

Nhật Bản: Sản lượng thủy sản ngày càng suy giảm

 |  08:34 13/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi lập đỉnh với 12,8 triệu tấn vào năm 1984, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Nhật Bản có xu hướng giảm dần.

Trung Quốc: Giá tôm giảm xuống dưới giá thành sản xuất

 |  08:33 13/06/2024

(vasep.com.vn) Theo các báo cáo trong ngành, giá tôm chân trắng sống nuôi tại Trung Quốc giảm mạnh và kéo dài khiến nhiều người nuôi tôm thua lỗ.

Xuất khẩu tôm có thể tiếp đà tăng trưởng trong quý 2/2024

 |  08:32 13/06/2024

(vasep.com.vn) Tính đến 15/5/2024, XK tôm Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết quý 2 năm nay, XK tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá XK khả quan hơn, nhu cầu tích cực hơn từ các thị trường chính.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: VASEP đã thể hiện tốt vai trò phát triển và xây dựng mối quan hệ giữa các hội viên

 |  09:32 12/06/2024

(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên VASEP năm 2024 tổ chức ngày 10/6/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chào mừng, biểu dương các thành tích đã đạt được trong thời gian qua của Hiệp hội và toàn thể hội viên Hiệp hội. Thứ trưởng cũng nêu ra những thách thức của ngành và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 của Hiệp hội. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị.

Cá ngừ hộp Việt Nam gia tăng thị phần tại Mỹ

 |  08:58 12/06/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD. Và tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, XK sang thị trường này đạt hơn 38 triệu USD, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022.

Peru: Sản lượng cá cơm đạt 2 triệu tấn trong vụ khai thác đầu tiên của năm nay

 |  08:55 12/06/2024

(vasep.com.vn) Vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru ở khu vực miền Trung-Bắc đã mang lại sản lượng đánh bắt hơn 2 triệu tấn trong 40 ngày khai thác đầu tiên, đạt 82% hạn ngạch do Bộ sản xuất Peru (Produce) đặt ra.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC