Cơ hội để doanh nghiệp trưởng thành hơn

Tin tổng hợp 08:38 10/10/2024
Xuất khẩu gia tăng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam ngày càng phải đối mặt với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Đây vừa là thách thức với các doanh nghiệp khi phải ứng phó hiệu quả với các vụ điều tra, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp trưởng thành hơn...

Cơ hội để doanh nghiệp trưởng thành hơn

Theo Bộ Công Thương, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ cao trở thành đối tượng bị một số quốc gia tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bao gồm: kim loại và các sản phẩm kim loại (như sản phẩm thép, sản phẩm nhôm, sản phẩm đồng), ngành cao su và chất dẻo, ngành hóa chất, ngành vật liệu xây dựng...

Sản phẩm thép Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như khu vực ASEAN (26%), EU (25%), Hoa Kỳ (15%), Đài Loan (Trung Quốc) (4%)… và các quốc gia khác. Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, trong hơn thập kỷ qua ngành thép cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ đến từ các vụ việc về phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.

Kể từ vụ việc đầu tiên năm 2004 đến tháng 8/2024, có 78 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến ngành thép, chiếm khoảng hơn 30% số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Trong đó, kiện chống bán phá giá 45 vụ, kiện chống trợ cấp 4 vụ, kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp 7 vụ; kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ 13 vụ; kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại 9 vụ.

Tính theo quốc gia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, Hoa Kỳ cao nhất với 18 vụ, Malaysia 9 vụ, Canada 8 vụ, Thái Lan 7 vụ, Ấn Độ 5 vụ, EU và Indonesia có số vụ bằng nhau là 4 vụ, Mexico 3 vụ…

Đối với ngành nhôm, ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, cho biết trước xu hướng hội nhập đa phương, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất. Do đó, ngành nhôm liên tiếp phải đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, nhất là tại thị trường Hoa Kỳ.

Trong rủi ro có cơ hội

Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% tổng sản lượng nhôm toàn cầu. Điều này khiến cho các quốc gia phương Tây liên tiếp phải sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhằm hạn chế sức cạnh tranh của nhôm Trung Quốc. Để bật ra khỏi “vòng kim cô” đó, khoảng 3-4 năm qua, các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm từ nhôm tại Việt Nam, đẩy các đơn hàng gia công sang nước ta để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm “né” thuế phòng vệ thương mại mà nhiều nước đang áp dụng đối với nhôm Trung Quốc, trong đó có cả thuế chống bán phá giá của Việt Nam vừa được gia hạn ngày 23/9/2024.

“Sự gia tăng sản lượng xuất khẩu từ Việt Nam khiến cho ngành sản xuất nhôm Việt Nam phải đối mặt ngày càng nhiều các vụ điều tra phòng vệ thương mại, gây tốn kém công sức, tiền của của doanh nghiệp và Nhà nước”, ông Kế nhấn mạnh.

Với ngành thủy sản, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới 170 quốc gia trên thế giới, nhưng mới chịu sự điều tra chống bán phá giá và trợ cấp từ phía Hoa Kỳ và chủ yếu là các sản phẩm tôm. Song, mặt tích cực của các vụ kiện chính là sự trưởng thành của các doanh nghiệp thủy sản thông qua hơn 20 năm “sống cùng với lũ”. Tám tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ vẫn tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023, bất chấp các vụ kiện, đặc biệt vụ kiện kép với ngành tôm liên quan trợ cấp và chống bán phá giá.

Tương tự, xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ tháng 8/2024 đạt 35 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này không chỉ nhờ vào nhu cầu tăng, mà còn do chương trình đấu thầu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mở rộng cơ hội cho cá thịt trắng như cá tra Việt Nam.

Bên cạnh đó, cuộc điều tra chống bán phá giá đối với cá tra từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cũng đã mang lại tin vui khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được xác định không vi phạm, giúp họ tránh được thuế chống bán phá giá. Đây là bước ngoặt quan trọng sau hai thập kỷ đối mặt với các rào cản thương mại từ thị trường Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam, cho biết hiện có một số sản phẩm lốp xe ô tô (lốp bán thép) của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bị áp thuế chống trợ cấp với mức 6,46%, còn Hàn Quốc là 14,2%, Đài Loan (Trung Quốc) 20,4%, Thái Lan 14,62%... Trong khi đó, đây là mặt hàng xuất khẩu chiếm doanh thu lớn của công ty (40 triệu USD). Điều này vừa tiềm ẩn rủi ro, vừa mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, bởi nếu so sánh với biểu thuế các nước cũng bị áp thuế thì Việt Nam thấp hơn, nên có lợi thế hơn so với các quốc gia khác.

Chủ động ứng phó hiệu quả hơn

Theo bà Lan, qua quá trình ứng phó với các vụ kiện chống trợ cấp và chống bán phá giá, kinh nghiệm rút ra là doanh nghiệp cần chuẩn bị các dữ liệu đầy đủ, hệ thống hồ sơ rõ ràng, lưu giữ xuyên suốt qua các năm. Đồng thời tích cực tham gia, phối hợp với Hiệp hội, Chính phủ và cơ quan điều tra trong suốt đợt điều tra và nên sử dụng chung 1 công ty tư vấn pháp lý. Thông thường DOC sẽ chọn từ 2-3 doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ cao đến thấp để trả lời bắt buộc.

“Trong cuộc điều tra chống trợ cấp, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy, Chính phủ và các doanh nghiệp cần phải phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị quỹ riêng trong việc tham gia các vụ điều tra. Đặc biệt đối với vụ điều tra, cần sự thống nhất và đoàn kết của các doanh nghiệp trong suốt quá trình tham gia vụ kiện”, bà Lan nhấn mạnh.

Bà Lan cũng lưu ý trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra, mức thuế trong các đợt rà soát hành chính gần đây, nhiều doanh nghiệp được hưởng mức thuế bằng 0%. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ tiềm ẩn rủi ro cạnh tranh không lành mạnh, như hạ giá bán dẫn đến mức thuế tăng, cũng như chất lượng sản phẩm không đảm bảo gây ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm cá tra và xa hơn nữa là mất thị trường.

Mặt khác, ngày càng có thêm nhiều nguyên đơn tham gia vào vụ kiện chống bán phá giá sẽ làm cho vụ kiện ngày càng phức tạp hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần đoàn kết để tiếp tục phát triển bền vững cũng như vượt qua các thách thức của thị trường Hoa Kỳ.

Sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, ông Thái cho biết Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đã từng bước chuyên nghiệp hóa, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp, nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận...

Theo VnEconomy

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội để doanh nghiệp trưởng thành hơn tại chuyên mục Tin tổng hợp của Hiệp hội VASEP
xuat khau hang hoa viet nam xuat khau gia tang xuat khau thuy san co hoi cho doanh nghiep thach thuc cho doanh nghiep xuat khau

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc sẽ 'thu hẹp đáng kể' năm 2024

 |  08:55 04/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội thủy sản hàng đầu Trung Quốc, thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp đáng kể vào năm 2024 do lượng nhập khẩu giảm và sở thích của người tiêu dùng thay đổi.

Tôm Brazil dự kiến sắp được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc

 |  08:41 04/12/2024

(vasep.com.vn) Những người tham gia thị trường Brazil lạc quan rằng các nhà sản xuất tôm của nước này sẽ sớm tiếp cận được thị trường Trung Quốc.

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

 |  08:38 04/12/2024

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Kết nối xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

 |  08:23 04/12/2024

Sáng 3/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.

Đe dọa áp thuế mới của Trump có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm

 |  09:01 03/12/2024

(vasep.com.vn) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay ngày đầu nhậm chức vào năm 2025. Theo số liệu năm 2023, động thái này có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại thêm 1,2 tỷ USD hàng năm.

Trident, Channel Fish trúng thầu hợp đồng 2,1 triệu USD cá minh thái Alaska của USDA

 |  08:50 03/12/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm 18/11 thông báo sẽ mua 920.000 pao sản phẩm cá minh thái Alaska, trị giá 2,1 triệu USD từ hai công ty khác nhau, phục vụ nhu cầu của các trường học.

An Giang: Mô hình ương cá tra hai giai đoạn cho lợi nhuận cao hơn

 |  08:48 03/12/2024

Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Tôm nguyên liệu ít, giá tôm dự kiến tiếp tục tăng

 |  08:43 03/12/2024

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do sức cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.

Đài Loan khởi động dự án cải thiện nghề cá để đạt chứng nhận MSC

 |  08:48 02/12/2024

(vasep.com.vn) Một quan hệ đối tác mới được thành lập tại Đài Loan đã thiết lập một dự án cải thiện nghề cá (FIP) cho nghề đánh bắt cá ngừ của quốc gia này, với mục tiêu đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển.

Peru: Sản lượng cá cơm vượt 30% hạn ngạch của vụ khai thác thứ hai

 |  08:46 02/12/2024

(vasep.com.vn) Mới chỉ 21 ngày kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt thứ hai, sản lượng đánh bắt cá cơm của Peru đã đạt 760.900 tấn, tương đương 30% tổng hạn ngạch của cả nước trong vụ khai thác này (2,51 triệu tấn).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC