Thủy sản là một trong những mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh. Ảnh: Quang Vinh.
5 tác động tích cực
Chia sẻ tại tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh - Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin” diễn ra sáng 30/10, ông Vũ Việt Thành - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) khẳng định, sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định UKVFTA đã có 5 tác động tích cực tới tình hình hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Anh.
Cụ thể, ông Thành cho biết, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh hưởng lợi rất nhiều; tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng của Anh vào Việt Nam; đầu tư của Anh vào Việt Nam là một điểm sáng; tác động tích cực về mặt thể chế; tác động quan trọng, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển, trưởng thành hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh trao đổi thương mại của Việt Nam với hầu hết các thị trường xuất khẩu trọng điểm sụt giảm do căng thẳng địa chính trị và những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh là một điểm sáng.
UKVFTA đã trở thành cầu nối đưa hàng hoá thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Anh, giúp gia tăng kim ngạch thương mại song phương. Đặc biệt, sự hiện diện các thương hiệu hàng hoá Việt Nam khác nhau theo nhóm mặt hàng, đạt từ 12 - 19%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may, da giày, các loại cơ khí, thuỷ sản, trong đó hưởng lợi nhiều là dệt may, da giày, nông thuỷ sản. Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo mẫu của hiệp định này hiện nay ở mức trên 30%, nghĩa là tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm.
Với lộ trình cắt giảm thuế quan của UKVFTA, hàng hóa Việt Nam đang dần có ưu thế nổi trội so với sản phẩm cùng lại từ các quốc gia khác chưa có FTA với Anh.
Minh chứng điều này, ở góc độ doanh nghiệp (DN), ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) ghi nhận, lợi thế UKVFTA mang lại cho thuỷ sản Việt Nam rất lớn, bởi nhiều mặt hàng chủ lực thuế nhập khẩu đã chuyển về 0%. Cụ thể là tôm và cá tra. "Hiện nay mặt hàng tôm đang chiếm 70% tổng kim ngạch mà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh và tiếp theo là mặt hàng cá tra cũng vậy, chiếm 20%..." - ông Nam nhấn mạnh.
Chủ động nắm bắt cơ hội
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, thị phần hàng hóa của Việt Nam vẫn chiếm rất ít, chỉ khoảng gần 1% trong tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Một trong những nguyên nhân là do chưa xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường Anh. Bên cạnh đó, các DN cũng chưa tập trung vào chiến lược và cách tiếp cận thông tin thị trường hiệu quả.
Khẳng định yếu tố quan trọng việc chuyển đổi số, kỹ năng số trong cộng đồng DN, ông Nguyễn Cảnh Cường - cựu Tham tán công sứ tại Anh cho rằng, sự năng động của DN Việt, đặc biệt những DN trẻ, có những kỹ năng mới về công nghệ số, tiếp thị trên các nền tảng dựa trên kỹ thuật số, giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn và nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đạt được trình độ và hiệu quả như những DN được tăng trưởng xuất khẩu sang Anh. Chỉ ra những hạn chế bất cập còn tồn tại của DN Việt như, chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất... hay một số DN Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường, ông Cường khuyến cáo, các DN cần phải chủ động hơn về tiếp cận thông tin thị trường, cần giải tỏa được những điểm nghẽn trên nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội có thể kết nối được đối tác mua hàng tiềm năng.
Ở góc độ cơ quan nhà nước, ông Vũ Việt Thành cho biết, việc Anh gia nhập CPTPP và tác động tích cực từ Hiệp định UKVFTA sẽ tạo ra lợi ích song song, thúc đẩy tăng trưởng mới cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Anh.
Để tận dụng lợi thế từ CPTPP và UKVFTA các chuyên gia cho rằng, DN Việt cần xác định rõ phân khúc thị trường của sản phẩm; có kế hoạch bài bản để nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu, xu hướng thị trường. Đẩy mạnh công tác đa dạng hóa công tác xúc tiến thương mại, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất, chế biến sâu, tối ưu chu trình sản xuất để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, một thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu trên thế giới như Anh.
Theo Báo Đại Đoàn Kết
(vasep.com.vn) Cơ quan Phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản Quốc gia (ANDA) của Morocco vừa phê duyệt hai chương trình tài trợ với tổng giá trị 300 triệu MAD, nhằm hỗ trợ mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.
(vasep.com.vn) Ngày 2/1/2025, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 2/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ sau khi làm việc với các Đại sứ/Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Thủ đô Majuro của Quần đảo Marshall, một trung tâm vận chuyển cá ngừ quan trọng ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận số lượng vận chuyển thấp nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Nhà phân tích hải sản cấp cao Angel Rubio khuyên rằng các chiến lược tiếp thị hiệu quả hiện đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng Hoa Kỳ và hỗ trợ doanh số bán lẻ tôm khi nhu cầu trong lĩnh vực bán lẻ giảm sau đợt tăng đột biến do đại dịch.
(vasep.com.vn) Vào những tháng mùa hè, nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở châu Âu. Người tiêu dùng tìm kiếm nguồn hải sản bền vững và coi đó là ứng cử viên hàng đầu. Năm 2024 không phải ngoại lệ.
(vasep.com.vn) Giá tôm chân trắng nuôi tại trang trại của Trung Quốc vẫn ở mức thấp mặc dù Tết Nguyên đán đang đến gần, thông thường đây là thời điểm nhu cầu đạt đỉnh và giá cả tăng mạnh, trong khi giá từ các nguồn khác giảm hoặc ổn định.
(vasep.com.vn) Kể từ 1/1/2025, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ đã ban hành luật mới nhằm bảo vệ tốt hơn cả ngành công nghiệp hải sản của tiểu bang và người tiêu dùng.
Philippines vừa công bố nghiên cứu nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni (slipper lobster) thành tôm giống, mở ra triển vọng nuôi thương phẩm loại hải sản giá trị này.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn