Hội chợ triển lãm quốc tế Thuỷ sản VIETFISH là hội chợ chuyên ngành thuỷ sản với đẳng cấp quốc tế duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tổ chức từ năm 1998 với mục tiêu xây dựng VIETFISH trở thành điểm hẹn để giới thiệu và quảng bá thuỷ sản Việt Nam ra thế giới.
Trải qua 25 kỳ tổ chức, quy mô và hoạt động của Hội chợ VIETFISH ngày càng được cải thiện và mang tính chuyên nghiệp cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản. Điều này được thể hiện khi Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Năm 2023, trước tình hình kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục kéo dài nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đạt xấp xỉ 9 tỷ USD là một kết quả đáng khích lệ là sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, thương mại của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng đã có thêm nhiều cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên ngành thủy sản cũng phải đối mặt với hàng loạt các thách thức mới mà ngành đang và sẽ đối mặt cả về thị trường xuất khẩu và các vấn đề nội tại của ngành.
Đứng trước tình hình đó, VIETFISH 2024 có nhiệm vụ thu hút được sự tham gia đông đảo Doanh nghiệp, là điểm hội tụ tinh hoa của ngành thủy sản, kết nối các doanh nghiệp trong toàn chuỗi cung ứng hướng đến phát triển ngành thủy sản theo hướng toàn diện. VIETFISH còn có nhiệm mang đến cho các khách hàng, đối tác cái nhìn tổng quát hơn về ngành thủy sản Việt Nam, sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng đa dạng hơn, luôn đảm bảo về chất lượng, đáp ứng về truy xuất nguồn gốc và bắt kịp xu hướng tiêu dùng thế giới.
VIETFISH 2024 không chỉ là nơi giao thương, kinh doanh đơn thuần của các doanh nghiệp thủy sản trong và ngoài nước mà VIETFISH 2024 được xem như là chiến dịch quảng bá toàn diện cho ngành thủy sản Việt Nam, giúp các Doanh nghiệp đưa hình ảnh thủy sản Việt Nam đến gần hơn người tiêu dùng thế giới. Như là một lời cam kết của các Doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, khách hàng thế giới về một ngành thủy sản năng động, hiện đại và có trách nhiệm.
Trong lúc thị trường thế giới ngày càng khó khăn, tiềm năng thị trường nội địa còn rất lớn, để cân bằng cán cân cung cầu và giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu, các Doanh nghiệp thủy sản đã dần hướng đến phát triển thị trường nội địa, đưa sản phẩm thủy sản xuất khẩu đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Với mục tiêu đó, bên cạnh các khu vực dành cho cho doanh nghiệp Chế biến, nuôi trồng thủy sản, khu vực dành cho máy móc thiết bị và các dịch vụ trong lĩnh vực thủy sản, VIETFISH 2024 tập trung cho khu vực giới thiệu sản phẩm thủy sản cho thị trường nội địa, Với khẩu hiệu “Hàng thủy sản xuất khẩu cho người Việt”, VASEP hy vọng VIETFISH 2024 sẽ là dịp để người tiêu dùng trong nước tiếp cận những sản phẩm chất lượng chuẩn quốc tế, giá hợp lý mà Việt Nam đang xuất khẩu đến 170 quốc gia.
Đặc biệt năm nay, Ban Tổ chức VIETFISH dành nhiều không gian hơn cho khu vực Cooking Show nhằm để trình diễn và giới thiệu các món ăn được chế biến từ thủy sản, các sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm chế biến sẵn đến với khách hàng và người tiêu dùng.
Trong khuôn khổ VIETFISH 2024 cũng sẽ có chuỗi những Hội thảo chuyên đề về thúc đẩy phát triển bền vững ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam góp phần mang đến cho các đối tác, khách những thông tin về ngành và định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững và hội nhập.
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn