Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua đợt kiểm tra lần thứ ba vào cuối tháng 10/2022, tình hình vi phạm IUU tại Việt Nam được đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá đã có chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với lần thanh tra thực tế lần thứ hai vào năm 2019.
Tuy nhiên EC vẫn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra 4 nhóm khuyến nghị để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, khắc phục trong thời gian tới.
Về khung pháp lý, cần tăng mức xử phạt đảm bảo cao hơn gấp nhiều lần so với lợi ích thu được. Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung tịch thu sản phẩm khai thác và xem xét quy định truy tố một số hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm…
Công tác quản lý đội tàu được EC đánh giá có nhiều tiến bộ nhưng cần phải có biện pháp quản lý đối với khối tàu chưa lắp VMS, không có giấy phép khai thác.
EC đề nghị xây dựng quy trình để kiểm soát nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam bằng tàu container.
EC đề nghị khi tàu đã vi phạm khai thác IUU thì phải được xử lý nghiêm theo quy định, không có trường hợp ngoại lệ.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, nhất là chính quyền cơ sở đã báo cáo, thảo luận thẳng thắn, cởi mở; xác định nguyên nhân, vướng mắc; kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc gỡ thẻ vàng IUU.
Các đại biểu cho rằng ý thức của người dân vẫn hạn chế; tư tưởng vì lợi ích trước mắt còn cao, trong khi chế tài xử phạt của ta còn thấp; quy định về gắn giám sát hành trình còn có kẽ hở; việc kiểm soát hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân khó khăn do phạm vi hoạt động rộng...
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” thời gian qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, xét về tổng thể trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được yêu cầu để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.
Theo Thủ tướng, những tồn tại, hạn chế trong chống IUU không chỉ nguyên nhân từ nhận thức của người dân mà còn có sự thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các ngành, cấp, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; chưa có giải pháp lâu dài, tạo sinh kế cho người dân...
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với các địa phương rà soát tổng thể về các biện pháp kỹ thuật, công nghệ thực hiện chống IUU, điều chỉnh các quy định phù hợp với tình hình; rà soát lại lực lượng lao động khai thác thủy hải sản, phân loại đối tượng, tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, giảm lực lượng khai thác hải sản.
Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức, cơ cấu lại các khoản vay của ngư dân để xử lý; tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi IUU, nếu vi phạm pháp luật hình sự phải cương quyết xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các nghị định, thông tư, các quy định, văn bản pháp luật để phát hiện những vướng mắc, kẽ hở để điều chỉnh phù hợp, sát thực tế. Đặc biệt, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện chống IUU.
Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động quốc tế chia sẻ trong vấn đề này vì Việt Nam là đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ trong hoạt động khai thác. Các Doanh nghiệp cần hợp tác với người dân để mở rộng thị trường, tạo sinh kế. Ngân hàng Nhà nước quan tâm, chỉ đạo xử lý các vấn đề về khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu nợ một cách cụ thể. Đối với ngư dân, chúng ta vừa phải giáo dục ý thức, tạo cơ hội cho thực hiện các nghĩa vụ, tạo việc làm, sinh kế lâu dài.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động 180 ngày thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó, kế hoạch phải nêu rõ, cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, huyện, xã và từng người dân; kế hoạch phải lượng hóa để mọi cơ quan, người dân dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, dễ kiểm tra, dễ đánh giá.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn