Chi phí vận chuyển tăng vọt vì né biển Đỏ

Xuất nhập khẩu 08:32 23/02/2024
Giá cước vận tải đã tăng 150% trong 45 ngày qua, sau khi nhiều nhà vận tải biển phải chuyển hướng tàu "né" biển Đỏ

Một báo cáo từ cơ quan xếp hạng tín dụng Ind-Ra (Ấn Độ) cho biết việc tuyến hàng hải qua biển Đỏ bị gián đoạn - xuất phát từ làn sóng tấn công của phong trào Houthi ở Yemen - khiến các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh thương mại quốc tế sẽ phải chịu mức tăng 25%-30% đối với chi phí vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

 Hơn nữa, chu kỳ vốn lưu động có thể tăng thêm từ 15-20 ngày. Tác động nhiều khả năng thấy rõ hơn trong các lĩnh vực nông nghiệp và dệt may, theo tờ Business-Standard.

Cũng theo báo cáo, áp lực lên dòng tiền - mặc dù chỉ ở mức vừa phải đối với các doanh nghiệp lớn - cũng đủ khiến doanh nghiệp phải vay mượn thêm, nhất là trong các lĩnh vực sắt thép, ô tô và phụ tùng, hóa chất và dệt may. 

Ông Soumyajit Niyogi, Giám đốc Nhóm phân tích cốt lõi của Ind-Ra, cho rằng dù doanh nghiệp lớn có thể đáp ứng được chi phí gia tăng nói trên nhưng sự chậm trễ và gián đoạn trong chuỗi cung ứng vẫn là các yếu tố cần theo dõi. 

Đối với doanh nghiệp quy mô vừa, thách thức có thể tăng gấp đôi cả về chi phí, nguồn cung, kéo theo chu kỳ vốn lưu động, khiến họ không được hưởng lợi nhiều từ việc giá cả hàng hóa giảm bớt.

Một tàu container băng qua vịnh Suez tiến về biển Đỏ trước khi vào kênh đào Suez. Ảnh: REUTERS

Phản ứng ban đầu của chuỗi tác động này, theo Ind-Ra, là giá cước vận tải đã tăng 150% trong 45 ngày qua, sau khi nhiều nhà vận tải biển phải chuyển hướng tàu sang đường vòng qua mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi, kéo dài hành trình thêm 12 - 15 ngày. 

Trong khi đó, theo báo Daily Mail (Anh), giá vận chuyển container toàn cầu đã tăng hơn 300% trong khoảng thời gian từ tháng 11-2023 đến tháng 1 năm nay.

Ấn Độ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn khi 20%-25% giá trị ngoại thương đi qua kênh đào Suez, bao gồm các sản phẩm chính như dầu thô, ô tô và phụ tùng ô tô, hóa chất, dệt may, sắt thép. Các mặt hàng nhập khẩu như dầu thô, phân bón và linh kiện điện tử cũng đối mặt chi phí tăng cao. 

Tại Anh, theo Daily Mail, người dân nước này có khả năng đối mặt tình trạng tăng giá và thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng điện gia dụng cỡ lớn hay ghế sofa, đồ nội thất sân vườn… trong mùa hè tới do chi phí vận chuyển tăng vọt.

 Trong khi đó, Cơ quan Quản lý kênh đào Suez thông báo doanh thu của kênh đào này trong 2 tuần đầu tháng 1-2024 giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023, khối lượng vận chuyển giảm 41%.

Không dừng lại ở đó, giá cước vận chuyển tăng còn có nguy cơ thổi bùng lạm phát trở lại trong bối cảnh giá dầu cũng tăng lên đáng kể thời gian qua. 

Để ngăn chặn tình hình xấu thêm, hôm 19-2, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức triển khai sứ mệnh hải quân mang tên Chiến dịch Aspides nhằm bảo vệ các tàu chở hàng ở biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công từ lực lượng Houthi. 

"Châu Âu sẽ bảo đảm quyền tự do hàng hải, hợp tác với các đối tác quốc tế. Ngoài việc ứng phó với khủng hoảng, đây là một bước hướng tới sự hiện diện mạnh mẽ hơn của châu Âu trên biển để bảo vệ lợi ích của chúng ta" - đài Al-Jazeera dẫn lời Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyden.

Trong khuôn khổ sứ mệnh này, các tàu chiến và hệ thống cảnh báo sớm trên không của châu Âu sẽ có mặt ở biển Đỏ, vịnh Aden và các vùng biển xung quanh. Cho đến nay Pháp, Đức, Ý và Bỉ cho biết họ có kế hoạch cho tàu tham gia.

 Theo một quan chức EU, trung tâm chỉ huy của chiến dịch nằm ở TP Larissa - Hy Lạp và sẽ chỉ ra lệnh bắn vào Houthi nếu bị tấn công trước. 

Tại biển Đỏ cũng đã triển khai chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng do Mỹ dẫn đầu nhưng chưa khắc chế được Houthi. Trước đó, cùng ngày 19-2, Houthi tuyên bố tấn công tàu chở hàng Rubymar mang cờ Belize, do Anh đăng ký và Lebanon điều hành. 

Houthi cho biết tàu có nguy cơ bị chìm ở vịnh Aden song thủy thủ đoàn vẫn an toàn. Houthi còn cho biết đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ ở TP cảng Hodeidah - Yemen. 

Theo báo người lao động

cang thang bien do cuoc van tai bien

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng khá

 |  08:06 16/07/2024

(vasep.com.vn) Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE là 1 trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá tra lớn nhất tại thị trường này, chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE. XK cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết.

Nga: Sản lượng hải sản nửa đầu năm tăng 1%

 |  08:03 16/07/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản liên bang Rosrybolovstvo, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên cũng như khối lượng chế biến của Nga tăng nhẹ.

Argentina: Xuất khẩu thủy sản tăng trong tháng 5/2024

 |  08:02 16/07/2024

(vasep.com.vn) Sự tăng trưởng doanh số này chủ yếu nhờ vào mức tăng 75% doanh số bán mực với giá tăng và mức tăng 19% doanh số bán phi lê. Doanh số bán đuôi tôm hiện giảm 26% so với năm 2023.

Các công ty nhập khẩu Mỹ, EU lo lắng vì cước vận tải tăng vọt

 |  08:00 16/07/2024

(vasep.com.vn) Cước vận tải cho một container đông lạnh 40 feet đi từ châu Á tới châu Âu đã tăng gấp ba lên khoảng 9.000 USD kể từ đầu năm, khiến các nhà nhập khẩu hết sức lo lắng.

Scotland: Báo cáo sản lượng và giá trị ngành động vật có vỏ năm 2023

 |  08:49 15/07/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ Scotland vừa công bố một báo cáo chi tiết về năng suất, giá trị và tình hình việc làm của ngành động vật có vỏ trong năm 2023. Báo cáo này được xây dựng dựa trên thông tin từ 103 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoạt động hợp pháp và 294 trang trại đang hoạt động tại Scotland.

Trung Quốc: Thương mại thủy sản giảm sâu

 |  08:47 15/07/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 tới nay, tình hình thương mại thủy sản của Trung Quốc khá ảm đạm, giá trị nhập khẩu giảm sâu và nhanh hơn xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC