Các biện pháp này bao gồm việc đóng cửa theo mùa và theo khu vực biến động đối với các ngư cụ cố định không trực tiếp, lưới bẫy và lưới nồi ở Vịnh St. Lawrence, Vịnh Fundy, Vũng Roseway và các khu vực khác, tại nơi và thời điểm cá voi trơn được phát hiện bằng mắt thường hoặc bằng âm thanh.
Người đánh bắt hải sản ở những khu vực này phải sử dụng ngư cụ được đánh dấu và báo cáo chi tiết về ngư cụ bị mất cũng như các sự cố liên quan đến những động vật biển có vú.
Tàu thuyền di chuyển trên phần lớn các vịnh cũng bị giới hạn tốc độ. Một khu vực phía nam vịnh, nơi cá voi trơn thường tập trung đông đúc, tốc độ của tàu thuyền trên 13 mét sẽ bị hạn chế.
Các quy định về giao thông tàu thủy sẽ có hiệu lực vào ngày 17/4. DFO cũng đang nỗ lực hoàn thiện chiến lược quốc gia về ngư cụ an toàn cho cá voi.
Tháng 12/2023, cơ quan này quyết định gia hạn thời gian ngư dân đánh bắt cua và tôm hùm để họ áp dụng ngư cụ an toàn cho cá voi, chẳng hạn như dây tách rời và hệ thống dây cuộn theo yêu cầu. Vào thời điểm đó, DFO cho biết việc sử dụng dây ngư cụ có sức chịu tải thấp hơn (LBS) sẽ được áp dụng tự nguyện đối với một số nghề cá ở vùng Đại Tây Dương của Canada trong năm 2024.
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2023, DFO đã chi gần 20 triệu CAD (tương đương 15 triệu USD) thông qua Quỹ Nâng cấp Thiết bị An toàn cho Cá Voi. Số tiền này được đầu tư vào 34 dự án thí điểm trải rộng trên năm tỉnh thuộc vùng Đại Tây Dương của Canada: Nova Scotia, Newfoundland và Labrador, Prince Edward Island, New Brunswick và Quebec.
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn