Các 'ông lớn' thủy sản và bài toán đổi chiến thuật kinh doanh để giữ vững lợi nhuận

Xuất nhập khẩu 09:01 08/05/2023 Thu Hằng
(DNTO) - Trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ và EU đạt đỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang có xu hướng tăng giao thương với các thị trường gần để duy trì sản xuất và hạn chế tối đa những bất lợi cho doanh nghiệp.

Với tình hình sụt giảm ở một số thị trường lớn, những “ông lớn” trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản sẽ phải thiết kế lại chiến lược để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Ảnh: TL.

Trong tờ trình đại hội cổ đông thường niên 2023, ngày 26/4, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN (PAN Group)- một tập đoàn sở hữu những công ty hàng đầu về chế biến xuất khẩu nông lâm thủy sản, đánh giá năm 2023 được nhận định tương đối khó khăn, từ điều kiện kinh tế vĩ mô và sự sụt giảm sức cầu tiêu dùng, có thể khiến các mảng kinh doanh của PAN gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, tập đoàn xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách thận trọng, đó là doanh thu hợp nhất và lợi nhuận hợp nhất tăng trưởng ở mức từ 8% -9% so với năm 2022.  

Cụ thể, với mảng xuất khẩu thủy sản, phía PAN nhìn nhận sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn từ việc các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Anh "quay lưng" do lạm phát, biến động tỷ giá và thiếu hụt nguyên liệu. Trong đó, mảng cá tra của PAN sẽ chịu ảnh hưởng khá mạnh từ bối cảnh thị trường xuất khẩu cũng như điều kiện kinh doanh trong nước (nguồn cung và giá cá), dự kiến doanh thu giảm nhẹ 3-5% và lợi nhuận trước thuế suy giảm 15% - 20% so với năm 2022.  

Riêng với "vua tôm" Minh Phú (MPC), trong báo cáo thường niên 2023 công bố trong tháng 4/2023, điều làm dư luận chú ý khi đặt mục tiêu năm 2023 doanh thu đạt 17.985 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2022, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.250,9 tỷ đồng, tăng 33%.  

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc MPC, cho biết trong nhiều năm liên tiếp, Mỹ là "quán quân" tiêu thụ tôm của MPC, chiếm 34% tỷ trọng. Có thời điểm con số này lên gần tới gần 41%. Tuy nhiên, Mỹ cũng đồng thời cũng là thị trường “sóng gió” nhất với công ty này khi liên tiếp xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế,… 

Trong một động thái mới đây, “vua tôm” bất ngờ tuyên bố sẽ giảm tỷ trọng sang thị trường trọng điểm này vì chi phí quá cao, bào mòn gần hết lợi nhuận. Thay vào đó sẽ tập trung vào thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...nhằm giảm chi phí vận chuyển và áp lực cạnh tranh.

“Thuế giảm có mấy % nhưng chi phí dội lên gấp nhiều lần. Trong kinh doanh chúng ta phải làm vì lợi nhuận. Thế nhưng hiện nay, bán hàng tại Mỹ không có lợi nhuận, thủ tục pháp lý phức tạp, thì tại sao chúng ta cứ phải bám trụ?”, ông Quang nói.

Tuy nhiên, MPC cũng cho hay, vẫn sẽ vẫn đảm bảo "nuôi dưỡng" hai thị trường lớn trên thông qua các sản phẩm cho khách hàng phân khúc cao cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm và mở rộng thêm các thị trường ngách, chiến lược xây dựng từ yếu tố sở trường, tiềm lực và đặc điểm nhà nhập khẩu... 

Về phần mình, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex), phân tích trong thời gian tới, Ecuador sẽ là đối thủ "đáng gờm" với các doanh nghiệp thủy sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, Ecuador đứng thứ 5 thế giới về nuôi tôm, nay đã giữ vị trí "ngôi vương". Kỳ tích này cùng với lợi thế gần vùng nguyên liệu thức ăn nuôi tôm, chiến lược con giống quốc gia thành công đã giúp giá thành tôm nuôi của Ecuador thấp nhất, rẻ hơn tôm Ấn Độ và Việt Nam khoảng 1 USD/kg. Qua đó, tôm Ecuador đang dẫn đầu ở EU, Trung Quốc, đánh dạt tôm Việt tại phân khúc sản phẩm cùng phẩm cấp.

Tại "sân chơi" lớn là Mỹ, Ecuador còn có lợi thế là chi phí vận chuyển thấp, giúp nâng dần thị phần ở thị trường này, dù trình độ chế biến mức trung bình. Trước sức ép cạnh tranh hiện hữu, ông Lực cho rằng doanh nghiệp phải “biết người, biết ta”, uyển chuyển trong sách lược thị trường, khách hàng, sản phẩm… để khả năng chế biến sâu, sở hữu chuỗi giá trị khép kín để không có nhiều áp lực quá lớn trong việc thiếu hụt nguyên liệu.

Theo đó, phải tính toán kỹ cho từng thị trường để đảm bảo hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Đơn cử như ở Mỹ, các doanh nghiệp nên tham gia cung ứng sản phẩm vào các hệ thống phân phối cao cấp. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia là thị trường gần, chị phí vận chuyển thấp sẽ giảm tăng ảo vào giá bán. Ở Tây Âu, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêu thụ tôm có chứng nhận ASC để thâm nhập phân khúc thị phần tôm cấp cao...

“Mọi sự vật đều có hai mặt và luôn biến động. Ecuador đang nỗ lực nâng cao đẳng cấp chế biến, nếu chúng ta chậm chân thì thách thức cho con tôm sẽ khó khăn hơn gấp bội trong những năm tới”, ông Lực nhận định.

Theo Doanh nhân Trẻ

doanh nghiep xuat khau thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Mỹ: Nhập khẩu cua tuyết giảm quý I/2024

 |  08:44 15/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), quý I/2024, Mỹ nhập khẩu 3.857 tấn trị giá 54,8 triệu USD, giảm 32% khối lượng và 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC