Các chuyên gia EU kêu gọi sự nhất quán trong các tiêu chuẩn đánh bắt IUU

Tin tức IUU 16:30 08/06/2020 711
(vasep.com.vn) Các chuyên gia trong hội thảo trực tuyến mới nhất được tổ chức bởi IUU Watch cho biết, cần có sự nhất quán trong các chương trình kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản và các nước cần áp dụng các tiêu chuẩn mạnh mẽ do EU đặt ra liên quan tới đánh bắt bất hợp pháp.

Hội thảo trực tuyến được tổ chức vào ngày 21/4/2020 với 5 diễn giả đến từ EU, ngành đánh bắt thuỷ sản và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Với hơn 200 người từ các ngành, chính phủ và các cá nhân đã tham gia sự kiện này.

IUU watch là một nhóm liên minh bao gồm Quỹ Công lý Môi trường (EJF), Oceana, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC), The Pew Charitable Trusts, và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã hợp tác để chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngoài ra, một tuyên bố của ngành công nghiệp đánh bắt liên quan đến các yếu tố dữ liệu chính (KDEs), tạo thành cơ sở của các chương trình kiểm soát nhập khẩu của các thị trường và tại sao các hệ thống khác nhau cần tuân thủ theo thông lệ tốt nhất đã được trình bày trong suốt thời gian diễn ra buổi hội thảo.

Sự tin cậy trong việc kiểm soát nhập khẩu

Emily Langley, đến từ Hiệp hội Quản lý đại dương thuộc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên đã mở đầu buổi hội thảo bằng cách đưa ra một cái nhìn tổng quan về các chương trình kiểm soát nhập khẩu hiện có và phác thảo các kết quả chính của báo cáo của Liên minh IUU của EU, trong đó khuyến nghị một bộ 17 các yếu tố dữ liệu chính. Bộ dữ liệu này bao gồm quốc tịch của tàu, mã số IMO của tàu và khu vực đánh bắt của tàu.

Chương trình kiểm soát nhập khẩu là rất cần thiết trong việc ngăn chặn thủy sản đánh bắt IUU xâm nhập vào các thị trường. Tuy nhiên, bà Langley đã chỉ ra rằng nguy cơ của việc gia tăng các biện pháp không hài hoà và thiếu tiêu chuẩn hoá có thể dẫn đến các sai sót trong việc xây dựng một hệ thống mới. Đối với các ngư dân và các tác nhân trong chuỗi cung ứng, chi phí tuân thủ các hệ thống khác nhau này khá tốn kém.

Các nước nên áp dụng các biện pháp của EU

Ông Iván López, đại diện của các nhà đánh bắt Châu Âu (Europêche), cho biết ông ủng hộ hệ thống của EU đối với việc chống đánh bắt IUU và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích các nước áp dụng các tiêu chuẩn mạnh mẽ tương tự.

Ông cho biết Europêche đã hỗ trợ việc tăng cường các yêu cầu về chứng nhận khai thác của EU cụ thể bằng cách bắt buộc các tàu trên 12m hoạt động bên ngoài khu vực đặc quyền kinh tế (EEZs) của quốc gia phải có mã số IMO.

Ông cũng đề xuất một bộ biện pháp nhằm cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản:

- Số hoá toàn bộ các chứng nhận đánh bắt IUU

- Cải thiện sự phối hợp và hài hoà việc kiểm soát nhập khẩu giữa các nước thành viên EU nhằm tránh sự chệch hướng của các luồng thương mại

- Phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan của EC như trong việc đàm phán thương mại, thoả thuận khai thác bền vững, và đối thoại IUU, cũng như việc liên kết chính sách IUU với chính sách lao động.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc thuỷ sản kỹ thuật số

Các diễn giả khác cũng đã đề cập đến các hệ thống kỹ thuật số khác nhau để truy xuất nguồn gốc thuỷ sản và làm thể nào để họ có thể chống các sản phẩm thuỷ sản bị đánh bắt IUU xâm nhập vào các thị trường.

Desiree Kjolsen, đến từ Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-Mare) đã nhấn mạnh rằng hệ thống công nghệ thông tin đã được triển khai mới nhất của EU gọi là CATCH dùng để tiến hành chứng nhận khai thác điện tử. Bà cho biết hệ thống này bao gồm cả việc phân tích rủi ro, những yếu tố liên quan đến quyết định rút thẻ cảnh cáo của EU và danh sách các tàu đánh bắt IUU cũng như chức năng của các cơ quan chính quyền quốc gia trong việc kiểm tra xem các nước thành viên EU có đang tiến hành xác minh liên tục không.

Ông Karim Ben Romdhane từ Tổ chức Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc thuỷ sản (GDST) đã đề cập đến các tiêu chuẩn GDST 1.0 đầu tiên trên toàn cầu dùng để truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ điểm đánh bắt tới điểm bán.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 16/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC