Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đã khởi sắc trở lại giúp nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, tuy nhiên những con số này vẫn ở mức thấp và còn cách khá xa mục tiêu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán tăng cao, cùng với các chi phí đầu vào gia tăng cũng bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Tăng trưởng lợi nhuận nhưng vẫn ở mức thấp
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất quý II/2024 đạt 3.738 tỉ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn hàng bán trong kỳ tăng tới 66% nên biên lợi nhuận gộp của Minh Phú chỉ còn 10,5%, kết quả “Vua tôm” Minh Phú báo lãi sau thuế đạt 38,4 tỉ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh trong kỳ có sự tăng trưởng tích cực là nhờ hoạt động sản xuất của các công ty nuôi tôm giống và tôm thương phẩm đã có hiệu quả.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Minh Phú đạt 6.488 tỉ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 46 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 88 tỉ đồng. Năm nay, Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu 18.568 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỉ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Minh Phú mới chỉ hoàn thành 35% kế hoạch doanh thu và 3,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tương tự Minh Phú, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico, mã: ANV) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.193 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính trong kỳ ở mức 27 tỉ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tiết giảm chi phí lãi vay. Ngược lại, chi phí bán hàng ghi nhận tăng 60% lên 68,7 tỉ đồng.
Trong quý II/2024, Nam Việt ghi nhận khoản chi phí khác tăng đột biến lên 18,5 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 1 tỉ đồng. Kết quả, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 17,5 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 51 tỉ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Nam Việt đạt 2.209 tỉ đồng, giảm nhẹ so với nửa đầu năm 2023; lãi sau thuế 34 tỉ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Một số doanh nghiệp cũng ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện tích cực như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (Mã: ABT), Tập đoàn Sao Mai (Mã: ASM)… Trong đó, FMC báo lãi sau thuế tăng 10%, đạt hơn 83 tỉ đồng. ABT báo lãi tăng gần 19%, đạt 33,7 tỉ đồng. ASM ghi nhận lợi nhuận đi ngang so với cùng kỳ, đạt hơn 105 tỉ đồng.
Nhiều doanh nghiệp vẫn ảm đạm
Trái với tình hình khả quan của các doanh nghiệp ngành thủy sản nói trên, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất quý II/2024 đạt 3.196 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao, khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 20% so với cùng kỳ, còn 462 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính trong kỳ tăng 18%, lên 117 tỉ đồng; chi phí tài chính tăng 15%, lên 57 tỉ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 23%, lên 141 tỉ đồng. Kết quả, “Nữ hoàng cá tra” Vĩnh Hoàng báo lãi sau thuế quý II/2024 đạt 336 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.
Giải trình nguyên nhân lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong quý II/2024 dù doanh thu tăng, Vĩnh Hoàn cho biết do giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm.
Lũy kế trong nửa đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 6.051 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 525 tỉ đồng nhưng lợi nhuận ròng chỉ đạt 484 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.
Tương tự Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (Mã: IDI) - một doanh nghiệp lớn trong mảng cá tra cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.934 tỉ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận gộp của công ty ghi nhận giảm nhẹ xuống còn 154 tỉ đồng. Ngoài ra, do chi phí vận chuyển, giá cước tàu cao đã đẩy chi phí bán hàng của công ty lên 46 tỉ đồng, tăng 42%. Kết quả, Thủy sản IDI báo lãi 18 tỉ đồng, giảm 31% so với quý II/2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, IDI ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.564 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 35 tỉ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Một số doanh nghiệp thủy sản ở mảng tôm khác là Công ty Cổ phần Camimex Group (Mã: CMX); Công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (Mã: TS4) cùng ghi nhận những kết quả không mấy khả quan. Lợi nhuận sau thuế quý II của CMX giảm tới 76%, đạt hơn 6 tỉ đồng. Trong khi đó, TS4 tiếp tục kéo dài chuỗi thua lỗ với khoản lỗ 1,9 tỉ đồng trong quý II.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
(vasep.com.vn) Trung Quốc được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào nửa đầu năm 2025, sau khi các cuộc kiểm tra xác nhận sự an toàn của nước đã qua xử lý được thải ra từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã giảm trong tuần đầu tiên của năm 2025, do tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm trong nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản theo mùa tiếp tục tạo áp lực lên thị trường, theo các nguồn tin trong ngành.
(vasep.com.vn) Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy lợi nhuận của đội tàu khai thác thủy sản EU đã được cải thiện đáng kể, với lợi nhuận gộp dự kiến đạt khoảng 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,74 tỷ USD) trong năm 2024. Đây là mức tăng so với các con số ghi nhận trong năm 2022 và 2023.
(vasep.com.vn) Vào tháng 8 năm 2023, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản sau vụ xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Điều này đã gây ra những thay đổi đáng kể trong ngành xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản, đặc biệt là về cấu trúc thị trường và kim ngạch xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có có 271 tàu có chiều dài từ 15m trở lên; 849 tàu có chiều dài dưới 15m và 123 tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản). Từ tháng 10/2023 đến nay Trà Vinh có 146 tàu cá mất kết nối VMS trên 06 tiếng; 02 tàu cá mất kết nối VMS trên 10 ngày và 17 tàu mất kết nối trên 06 tháng.
(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên của Nga trong năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá thủy sản nội địa tăng mạnh.
Tổng Thư ký Trương Đình Hòe bắt đầu khởi nghiệp là Phó Giám đốc một nhà máy đông lạnh vào thập niên 80 tại tỉnh Ninh Thuận. Sau khi được đào tạo bài bản tại Đại học Thủy sản Nha Trang như những bạn bè cùng thời, thay vì theo đuổi nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, Tổng thư ký Trương Đình Hòe đã lựa chọn gắn liền sự nghiệp của mình cho một tổ chức mới thành lập vào năm 1998, đó là VASEP.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn