Tại Hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định Bộ luật Lao động 2012 tuy được đánh giá tiến bộ so với các nước trong khu vực nhưng sau nhiều năm thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập trong áp dụng thực tiễn, cần được sửa đổi để giải phóng thị trường lao động.
Những vấn đề vướng mắc nhất mà các DN phản ánh là: Hợp đồng lao động, tiền lương trong đó có tiền lương tối thiểu, làm thêm, việc làm cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thương lượng tập thể, đình công, bảo hiểm xã hội… Nhiều vướng mắc cần được giải quyết thể hiện yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động và BHXH trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động sẽ thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Quân cho biết, quan điểm sửa Bộ luật Lao động là giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động, quan trọng là nâng cao năng suất lao động chất lượng việc làm, đồng thời thống nhất với hệ thống pháp lý đã có và phù hợp với phù hợp với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và sẽ tham gia. Theo lộ trình từ tháng 3 đến tháng 5/2019 sẽ trình cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về Bộ luật Lao động sửa đổi.
Đại diện VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cho rằng, thứ nhất, Bộ Luật Lao động năm 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập và dự thảo sửa đổi Bộ Luật này cũng đã được lấy ý kiến của các cơ quan bộ ngành, DN và người dân. Do đó, Bộ LĐTB&XH cần sớm thúc đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung Bộ Luật LĐ để trình Quốc hội ngay trong năm 2018, không nên để đến năm 2019 mới trình như dự kiến. Bởi nếu càng kéo dài thời gian sửa đổi Bộ Luật thì DN càng khó khăn hơn.
Thứ hai, đối với các vấn đề bức xúc cấp thiết mà cộng đồng DN đã nhiều lần kiến nghị trong 2 năm qua thì Chính phủ cần ban hành ngay các Nghị quyết hay Nghị định để tháo gỡ các bất cập này chứ không nên chờ đến lúc sửa đổi các bộ Luật.
Thứ ba, trong bối cảnh khó khăn, chi phí tăng cao, từ ngày 1/12018, DN lại phải đóng BHXH cho người lao động dựa trên tổng thu nhập chứ không theo lương cơ bản. Việc tăng mức đóng này sẽ làm khó và chất chồng thêm khó khăn cho DN. Do đó, Chính phủ cần xem xét để giảm tỷ lệ đóng BHXH xuống mức như quy định như năm 2010, có như thế DN mới có khả năng để tận dụng được lợi thế của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia cũng như đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu từ các Hiệp hội và các DN cũng nêu nhiều kiến nghị về các vấn đề bất cập khác mà cộng đồng DN đang gặp phải hiện nay như: hạn chế trong quy định giờ làm thêm, quy định để người lao động không lợi dụng trợ cấp thôi việc, phí công đoàn còn cao, các bất cập trong quy định DN phải báo giảm lao động sớm khi đóng BHXH, BHYT, việc tăng lương tối thiểu vùng hằng năm còn cao dẫn đến chi phí của các DN tăng quá cao sau mỗi lần tăng lương tối thiểu…
Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị việc sửa Bộ luật Lao động là vấn đề cấp thiết hiện nay, song sửa như thế nào để tạo khung pháp lý cho DN phát triển, đồng thời vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì đòi hỏi Chính phủ cần có những khảo sát, đánh giá tác động của chính sách, tránh tình trạng quy định mới ban hành lại khó triển khai và gây khó thêm cho doanh nghiệp cũng như người lao động.
Trong năm 2017, Việt Nam có khoảng 127 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới. Chỉ cần trung bình 1 DN giải quyết 10 việc làm thì 1 năm những DN mới này đã tạo thêm được gần 1,3 triệu việc làm và chưa kể số việc làm được tạo ra từ những doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Do vậy, các chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm, việc làm rất cần được sớm sửa đổi, điều chỉnh để tạo môi trường tốt cho DN vận hành hiệu quả, từ đó giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm và ổn định đời sống cho người lao động.
Hoàng Yến
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện hàm lượng chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS) trong các mẫu nghêu đóng hộp nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe. Các mẫu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 /2022 đến tháng 9/2024.
(vasep.com.vn) Indonesia đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia Stelina để tương thích với tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), trở thành quốc gia đầu tiên tích hợp hệ thống chính phủ với các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, QIV/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, và tăng đều ở tất cả các tháng. Lũy kế XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc & HK trong năm 2024 đạt 581 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn