Bộ Công Thương: 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao

Xuất nhập khẩu 08:44 22/07/2024
Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phối hợp triển khai 06 giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5178/BCT-XNK ngày 19/7/2024 gửi các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các Hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Bộ Công Thương nêu 06 giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao hiện nay.

Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian vừa qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, Bộ đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phối hợp triển khai 06 giải pháp.

Thứ nhất, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội lĩnh vực logistics, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, glảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.

Thứ hai, phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế. Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương thức kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.

Thứ ba, tăng cường tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khâu phối hợp với Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các FTA nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.

Thứ tư, giải quyết hàng hóa xuất nhập khẩu tồn đọng. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hóa tại cảng.

Thứ năm, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khâu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đỏng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố, đặc biệt đối với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh. Các Hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.

Thời gian qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đáng chú ý, tình trạng ùn tắc cảng biển tại Singapore, hiện đã lan sang các cảng biển khác tại châu Á và được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng 8 năm nay. Bên cạnh đó là những thách thức khác đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước tình hình đó, ngày 12/7/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Thư gửi ông Turgut Erkeskin - Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Quốc tế (FIATA) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác và đề xuất một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

Bộ trưởng mong muốn, với vai trò cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác về logistics, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia, Chủ tịch FIATA và FIATA có thể hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn do tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng và thiếu container rỗng hiện nay.

Đồng thời đề nghị ông Chủ tịch và FIATA chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia và các hiệp hội thành viên của FIATA đã và đang áp dụng, đặc biệt đối với việc xử lý các khoản phí ngoài cước thu tại cảng. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nhấn mạnh vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu để có ưu tiên phù hợp về phương tiện và thiết bị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong chiến lược định vị Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa, địa điểm trung chuyển quốc tế mới của Châu Á trong cộng đồng các doanh nghiệp logistics toàn cầu.

"Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, các Hiệp hội và doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics kết nối, hợp tác chặt chẽ, có phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các diễn biến phức tạp trong tương lai", Bộ trưởng cho biết.

Theo Tạp chí Công thương

TIN MỚI CẬP NHẬT

Cameroon trấn áp nạn đánh bắt bất hợp pháp dưới áp lực của EU

 |  10:51 22/07/2024

(vasep.com.vn) Cameroon đã tăng cường cuộc chiến chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Nước này đã thông qua luật điều chỉnh trợ cấp trong lĩnh vực đánh bắt hải sản trên biển. Luật này được Quốc hội thông qua vào ngày 21/6 và Thượng viện vào ngày 6/7, cho phép Tổng thống phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi của Hiệp định Marrakech của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO). Bản sửa đổi này đặc biệt bao gồm Hiệp định về Trợ cấp Nghề cá ngày 17/6/2022 trong Phụ lục 1A, nhằm hạn chế các khoản trợ cấp góp phần đánh bắt quá mức và đe dọa tính bền vững của tài nguyên biển.

Nga tăng mạnh xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

 |  09:00 22/07/2024

(vasep.com.vn) Tính đến cuối năm 2023, các nhà XK Nga đã xuất tổng cộng 1,29 triệu tấn thủy sản sang Trung Quốc. Kết quả đạt được ghi nhận là mức cao kỷ lục.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm giảm mạnh

 |  08:57 22/07/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá trị xuất khẩu hải sản trong tháng 6/2024 giảm đáng kể, chỉ đạt 12,1 tỷ NOK (1,14 tỷ USD), giảm 18% (tương đương 2,7 tỷ NOK) so với cùng kỳ năm trước. NSC cho biết, đây là mức giảm lớn nhất trong một tháng từ trước đến nay. Điều này đã khiến giá trị xuất khẩu hải sản trong nửa đầu năm 2024 của Na Uy giảm mạnh, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 80,6 tỷ NOK (7,6 tỷ USD), giảm 2%, tương đương 1,6 tỷ NOK (151 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ muốn đưa Đạo luật FISH vào dự luật chi tiêu quân sự

 |  08:55 22/07/2024

(vasep.com.vn) Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Sullivan (Đảng Cộng hòa-Alaska) đã đưa ra một sửa đổi để đưa Đạo luật Chống khai thác hải sản bất hợp pháp của nước ngoài (FISH) vào dự luật tài trợ hàng năm cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

 |  08:52 22/07/2024

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Bộ Công Thương: 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao

 |  08:44 22/07/2024

Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phối hợp triển khai 06 giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC