Anh: Thâm hụt thương mại thủy sản giảm 50% nhờ xuất khẩu tăng

Thị trường thế giới 09:47 14/08/2017 1368
(vasep.com.vn) Theo số liệu thương mại mới nhất, thâm hụt thương mại thủy sản của Anh đã giảm một nửa trong năm nay do đồng bảng Anh giảm và giá thị trường tăng làm tăng giá trị XK thủy sản của nước này.

Mặc dù là một quốc đảo, Anh đang phải đối mặt với việc điều chỉnh thâm hụt thương mại thủy sản, trong khi NK thủy sản cao hơn XK. Theo Seafish, năm 2016, thâm hụt thương mại của ngành lên tới 1,6 tỷ bảng Anh.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, Anh vẫn đang phải nhập siêu nhưng XK mạnh, đặc biệt là cá hồi Scotland, đã giúp quốc gia này giảm thâm hụt 49,7% xuống còn 464 triệu bảng.

XK cá hồi Đại Tây Dương của Scotland tăng 69% đạt 281,7 triệu bảng trong kỳ, đã góp phần tích cực trong việc cân đối thương mại thủy sản của Anh.

Các nhà sản xuất cá hồi Scotland thu được lợi nhuận cao nhờ giá cá hồi cao trên thị trường quốc tế mặc dù giá đã giảm trong thời gian gần đây. Theo ITC, trong 5 tháng đầu năm 2017, XK cá hồi chiếm hơn 40% tổng khối lượng XK thủy sản của Anh.

Một nhà phân tích của Seafish cho biết, Anh không đáp ứng đủ các loài mà người tiêu dùng ưa chuộng, do vậy quốc gia này phải tăng NK, chủ yếu là cá hồi, cá tuyết cod, cá ngừ, cá ngừ và tôm nước ấm.

Loài cá được khai thác nhiều nhất tại Anh là cá thu, và chủ yếu XK sang các nước. Trong kỳ, XK cá thu của Anh tăng 9,8% đạt 54,8 triệu bảng. Theo ITC, XK cá thu đông lạnh là sản phẩm có giá trị XK lớn thứ hai.

XK tôm hùm langoustine trong kỳ tăng 8.4% lên 22,4 triệu bảng Anh, trong khi XK tôm nước lạnh tăng 13,3% lên 27,9 triệu bảng. Trong số các mặt hàng thủy sản XK lớn nhất của Anh, chỉ có XK sò điệp giảm 9,6% xuống còn 29,5 triệu bảng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết trong khi XK tăng về giá trị, khối lượng XK vẫn giữ nguyên. Sự thay đổi này phần lớn là do lạm phát giá ở hai loài lớn là cá hồi (giá trung bình tăng 43%) và sò điệp (giá trung bình tăng 46%).

Giá trị XK thủy sản của Anh tăng phản ánh phần nào ảnh hưởng từ cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016, sau đó giá trị bảng Anh giảm, ​​giá NK tăng đáng kể.

Tuy nhiên, theo ITC, trong 5 tháng đầu năm nay, 7 trong số 10 thị trường NK thủy sản lớn của Anh là các nước trong khối thương mại. Theo Seafish, tổng XK thủy sản của Anh sang EU chiếm khoảng hơn 70% tổng sản lượng thủy sản XK của Anh.

Giá bán lẻ ổn định mặc dù giá NK tăng

Mặc dù các nhà NK phải đối mặt với giá tăng mạnh song cũng có nghĩa là giá thị trường quốc tế cao hơn đối với các sản phẩm thủy sản được ưa chuộng tại Anh và với giá trị bảng Anh giảm, giá bán lẻ thủy sản chỉ tăng ở mức 1 con số.

Nhà phân tích của Seafish cho biết, vào tháng 6/2017, giá bán lẻ thủy sản trung bình tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số đáng phải xem xét khi so sánh với xu hướng lạm phát trong 10 năm qua.

Dự kiến làm phát giá sẽ tăng hơn nữa. Giá NK cá ngừ đại dương, cá hồi và tôm vào Anh đã tăng lên đến 2 con số trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù khối lượng NK giảm.

Theo đó, NK cá ngừ hộp đóng hộp của Anh tăng 17,1% so với cùng kỳ với giá trị NK 146,6 triệu bảng, nhưng khối lượng NK giảm 11% xuống còn 40,588 tấn. NK cá tuyết cod cũng tăng về giá trị, tăng 6,0% so với năm trước lên 144,4 triệu bảng, trong khi khối lượng NK giảm 8,6% so với cùng kỳ xuống còn 31,081 tấn.

Trong khi đó, NK tôm, loài có giá trị NK lớn thứ 3, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 132,1 triệu bảng, trong khi khối lượng NK giảm 3,1% xuống còn 14,690 tấn. NK cá ngừ Đại Tây Dương tươi, chủ yếu từ Na Uy và Quần đảo Faroe, tăng 10,9% lên 128,9 triệu bảng Anh, trong khi khối lượng NK giảm 12,4% xuống còn 19,696 tấn.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thị trường tôm hùm Trung Quốc: Canada mất thị phần, Việt Nam tăng nguồn cung gấp 9 lần

 |  08:27 03/04/2025

Ngành công nghiệp tôm hùm của Canada đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do thuế quan tăng, dẫn đến mất thị phần tại Trung Quốc. Sự suy giảm này dự kiến ​​sẽ được bù đắp bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và New Zealand.

Nhà máy chế biến cá rô phi công suất 200 tấn/ngày vừa khởi công tại Sóc Trăng

 |  08:23 03/04/2025

Cá rô phi đã trở thành một trong những loại cá trắng được ưa chuộng nhất trên thế giới, nhờ giá thành hợp lý, dễ chế biến và nguồn cung dồi dào. Lần đầu tiên, tỉnh Sóc Trăng xây dựng nhà máy chế biến cá rô phi xuất khẩu, đánh dấu bước tiến mới trong đa dạng hóa ngành thủy sản. Đây được xem là hướng đi tiềm năng bên cạnh thế mạnh nuôi tôm của địa phương.

Mỹ du ký (Bài 4) - Tự do và bảo hộ

 |  08:23 03/04/2025

Chính phủ ta đã ký nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương. Qua đó các DN có cơ hội tiếp cận thị trường và có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm tương đồng từ các quốc gia chưa có FTA. Nhìn con tôm thấy điểm này rõ nét, khoảng năm 2017 tôm chế biến Thái Lan chiếm lĩnh thị trường EU. Ngay sau đó quốc gia họ mất ưu đãi thuế quan tại đây và năm 2020 nước ta có EVFTA. Từ năm 2017 tôm ta soán dần vị trí tôm Thái và năm năm qua tôm ta đã cơ bản chiếm lĩnh phân khúc tôm chế biến sâu, góp phần để tôm ta chiếm vị trí thứ hai về sản lượng ở đây, sau tôm Ecuador.

Tổng thống Trump áp dụng thuế quan tương hỗ: Bước ngoặt trong chính sách thương mại Mỹ

 |  16:00 02/04/2025

(vasep.com.vn) Hoa Kỳ có một số mức thuế quan thấp nhất thế giới. Trump hiện đang đe dọa sẽ đảo ngược điều đó bằng các mức thuế quan có đi có lại, dự kiến có hiệu lực vào ngày 2/4/2025.

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 2): những tiêu chuẩn sản phẩm

 |  10:02 02/04/2025

Về kích cỡ (size), trọng lượng mỗi miếng fillet 120-170g (4-6oz), hoặc 170-220g (6-8oz). Đóng gói túi hút chân không (vacuum), có zip kéo. Trên bao bì luôn ghi rõ: Giá trị dinh dưỡng (Nutrition facts); Thành phần (Ingredients); và Hướng dẫn sử dụng (Instructions)

Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang Mỹ: Cuộc chiến cạnh tranh để giành thị phần

 |  08:56 02/04/2025

(vasep.com.vn) Cá rô phi là 1 trong những loài cá thịt trắng hàng đầu được người tiêu dùng tại Mỹ ưa thích. Mỹ đồng thời là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm cá rô phi, trong khi đó Trung Quốc là nước sản xuất và XK lớn nhất. Tuy nhiên, với chính sách mới của Chính quyền Trump, các sản phẩm XK của Trung Quốc, trong đó có cá rô phi phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho các nước XK khác, trong đó có Việt Nam.

Thức ăn nuôi tôm: chìa khóa thành công và hành trang cho sự phát triển bền vững

 |  08:54 02/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với thức ăn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo năng suất, giảm chi phí sản xuất, duy trì sức khỏe tôm và bảo vệ môi trường. Từ thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp đến các giải pháp sinh học thân thiện môi trường, ngành thức ăn nuôi tôm đang không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Chủ động đối phó các rủi ro, dự kiến chia cổ tức 2024 - 2025 ở mức 20%

 |  08:41 02/04/2025

Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) đặt mục tiêu năm nay sẽ tiêu thụ 22.000 tấn tôm và cho biết đã có chiến lược chủ động ứng phó rủi ro từ các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường Mỹ.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Mỹ

 |  08:38 02/04/2025

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ đang ngày càng trở nên phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ phải đối mặt với áp lực từ những thay đổi thuế quan của Mỹ, nhiều doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định mới và tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP