Theo Bộ Công Thương, trong nội dung Hiệp định CPTPP, Anh cam kết mở cửa đối với 6 lĩnh vực, trong đó có: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ - đầu tư, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính. Đây cũng là thỏa thuận thương mại lớn nhất mà Anh ký kết kể từ khi rời khỏi Liên minh châu Âu vào năm 2020; tạo thêm thị trường xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu hằng năm lên đến 900 tỷ bảng Anh.
Đặc biệt, trong quá trình đàm phán giữa Vương quốc Anh và Việt Nam về việc gia nhập hiệp định, nước này đã cam kết mở cửa thị trường ở mức cao theo tiêu chuẩn của hiệp định, cao hơn cho Việt Nam so với cam kết cho các nước thành viên khác và cũng như cao hơn cam kết trong FTA song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Cụ thể, Vương quốc Anh cam kết xóa bỏ 94,4% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực (trong khi các nước thành viên CPTPP khác là 93,9%). Do đó, nhiều mặt hàng nông sản có tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thủy sản, tinh bột sắn... đều được hưởng mức cam kết của Vương quốc Anh tốt hơn so với cam kết trong UKVFTA.
Với gạo, Anh cam kết dành riêng cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan tăng dần từ 3.300 tấn/năm trong năm đầu tiên lên 17.500 tấn/năm kể từ năm thứ 8 (tức là năm 2030) trở đi, với mức thuế suất trong hạn ngạch là 0%, cao gần gấp đôi hạn ngạch gạo mà Anh cam kết chung cho các nước thuộc CPTPP khác.
Với mặt hàng thủy sản, hiện thuế nhập ưu đãi của các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam vào Anh hầu hết về 0%. Tuy nhiên, còn một vài mã sản phẩm như tôm chế biến HS 160521 và 160529 vẫn đang bị mức thuế 7%. Hai dòng sản phẩm này của Việt Nam đều đang chiếm vị trí số 1 tại Anh, chi phối 36% thị phần, nhưng dư địa sẽ lớn hơn khi tôm Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan từ việc Anh gia nhập CPTPP. Anh cam kết xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch và thuế nhập khẩu cá ngừ ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 7 năm với một số ít dòng thuế.
Đáng chú ý, Anh đã ký thư gửi Việt Nam xác nhận các ngành đang hoạt động tại Việt Nam được coi là hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường... Điều này, tạo thuận lợi cho nước ta trong các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, đặc biệt là điều tra chống bán phá giá. Với kết quả này, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử, được áp dụng mức thuế chống bán phá giá hợp lý hơn.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh đạt gần 7 tỷ USD; nước này cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất. Ảnh minh họa
Một số mặt hàng như thủy sản đạt khoảng 290 triệu USD, hạt điều 93 triệu USD, cà phê hơn 120 triệu USD, túi xách, va li hơn 110 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ hơn 200 triệu USD, hàng dệt may đạt gần 700 triệu USD, giày dép các loại đạt hơn 900 triệu USD, đặc biệt điện thoại và các linh kiện đạt khoảng 1,1 tỷ USD, máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD,…
Dù vậy, trên thực tế, Anh là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới đối với tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, để tận dụng cơ hội trong CPTPP, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn lưu hành nội địa. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu.
Nguồn: tienphong.vn
(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.
Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.
Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.
Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn