Ấn Độ khởi động dự án nghiên cứu để giải quyết các thách thức xuất khẩu thủy sản

Thị trường thế giới 19:11 08/09/2020
(vasep.com.vn) Viện Nghiên cứu hải sản Trung ương Ấn Độ (CMFRI) đã khởi xướng một dự án nghiên cứu về các loài thú biển và rùa biển với mục đích gỡ bỏ các rào cản đối với XK thủy sản của nước này, đặc biệt là tại thị trường Mỹ.

Các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá tình trạng của 27 loài thú biển và 5 loài rùa biển ở vùng biển Ấn Độ, thu thập thông tin về hiện trạng nguồn lợi và tỷ lệ đánh bắt không mong muốn của các loài này khi các thông tin này đều đang thiếu.

Cơ quan Phát triển XK thủy sản Ấn Độ (MPEDA) sẽ tài trợ 56,6 triệu Rupee Ấn Độ (758.330 USD) cho CMFRI để thực hiện dự án, dự kiến sẽ được thực hiện trong 3 năm. 

CMFRI cho biết dự án này có ý nghĩa quan trọng “trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến thương mại thủy sản”.

Mỹ, quốc gia NK tôm hàng đầu của Ấn Độ, đã cấm XK tôm đánh bắt tự nhiên từ Ấn Độ vì tôm được đánh bắt mà không sử dụng thiết bị loại bỏ rùa biển, mặc dù loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng thường không được tìm thấy ở các khu vực đánh bắt tôm, dọc theo bờ biển phía tây của Ấn Độ.

CMFRI lưu ý rằng theo các điều khoản NK của Mỹ trong Đạo luật Bảo vệ Thú biển, do Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) ban hành, các nước XK không được phép để xảy ra việc cố ý giết các loại thú biển trong nghề cá thương mại. Vào tháng 1/2017, Mỹ đã cấp thời hạn miễn trừ 5 năm cho các quốc gia có liên quan để phát triển các chương trình quản lý bằng cách đánh giá trữ lượng thú biển, loài đánh bắt không mong muốn, giảm tổng sản lượng loài đánh bắt không mong muốn.

Luật pháp Mỹ cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận rằng việc thu hoạch tôm ở các nước XK không gây hại cho rùa biển trước khi sản phẩm được phép XK sang Mỹ. Mỹ đã cấm NK tôm đánh bắt tự nhiên từ Ấn Độ từ tháng 5/2018, theo CMFRI.

Theo Chủ tịch của MPEDA, K.S. Srinivas, dự án nghiên cứu sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia NOAA. Các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện đánh giá tương tự tại các vùng biển của Mỹ.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC