Ấn Độ: Giá cước vận tải biển giảm 10-15%

Thị trường Ấn Độ 08:23 21/06/2022
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết tình trạng khan hiến container rỗng đã được cải thiện và giá cước vận tải biển đã giảm. Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 475 tỷ USD trong năm tài chính 23.

Ông Mahesh Desai, Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Kỹ thuật Ấn Độ (Engineering Exports India), đề cập: “Nguồn container chở hàng đã được cải thiện, giá cước tàu biển đã giảm 10-15% nhưng không biết sẽ kéo dài trong bao lâu”.

Vị này cũng cho rằng khi các hoạt động của Trung Quốc trở lại sau giãn cách, tình trạng thiếu container có thể sẽ xuất hiện. 

Trong khi giá cước vận tải container quốc tế tăng trung bình 15% trong tháng 5, tại Ấn Độ và Trung Quốc lại giảm. Giá container 40 feet tại cảng Chennai (Ấn Độ) giảm từ 4.044 USD vào tháng 4 xuống 4.015 USD trong tháng 5. 

Vừa qua, Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) đã chốt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại (từ 1/4/2022 đến 31/3/2023) là 475 tỷ USD, cao hơn 14% so với năm tài chính trước. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng 43% của năm tài chính 22 (kim ngạch 418 tỷ USD) so với năm tài chính 21. 

Ông Ajay Sahai, Tổng giám đốc FIEO nhận định trong năm tài chính 22, lượng hàng tồn kho toàn cầu tăng do chiến sự Nga – Ukraine, đi cùng với giá hàng hóa leo thang. Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã có động lực sau làn sóng Covid-19 thứ hai, nhưng do áp lực lạm phát, tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu sẽ chậm lại trong năm nay. Nếu xung đột Nga - Ukraine không sớm kết thúc, những yếu tố thúc đẩy có thể thay đổi.

Ông Sahai cũng cho rằng nếu tình hình tiếp diễn như hiện tại, xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong năm tài chính 23 có thể không vượt quá 475 tỷ USD. Nền kinh tế Trung Quốc đang mở cửa sau 4 tháng giãn cách bởi Covid-19, các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn từ Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ được cho là đạt kỷ lục, với 44,4 tỷ USD trong năm tài chính 22, tăng 41% so với năm tài chính 21. Xuất khẩu hàng may mặc đạt 16 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36% và tăng 31% so với năm trước. 

Mỹ Hạnh (Theo Người Đồng Hành)

 

Tin cùng chuyên mục

TIN MỚI CẬP NHẬT

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC