Ai Cập – thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại Châu Phi

Xuất nhập khẩu 13:28 30/08/2016 712
Trong giai đoạn 2010-2015, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ai Cập có xu hướng tăng, trừ năm 2013 và năm 2015 là kim ngạch có phần giảm nhẹ. Năm 2015, kim ngạch đạt 361,68 triệu USD, giảm 4,83% so với cùng kỳ năm 2014.

Đối với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như hàng thủy sản, cà phê, hạt tiêu, xơ và sợi dệt các loại, hàng dệt may, sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, phương tiện vận tải phụ tùng.

Quý II năm 2016, hạt tiêu là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất của Việt Nam sang thị trường Ai Cập, với 28,75 triệu USD, tăng 5,88% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 18,62% kim ngạch hàng hóa của Việt Nam sang nước này. Người dân đạo hồi ở Châu Phi nói chung và ở Ai Cập nói riêng sử dụng nhiều gia vị như hạt tiêu trong các bữa ăn, đặc biệt trong tháng Ramadan và xu hướng này ngày càng gia tăng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tìm hiểu và mở rộng thị trường đối với mặt hàng này.

Thủy sản đứng thứ 2 về kim ngạch, với 21,67 triệu USD, giảm 31,77% so với cùng kỳ năm ngoái. Với dân số hơn 90 triệu người, nước này có nhu cầu cao đối với mặt hàng thủy sản. Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thủy sản của Ai Cập vào khoảng 600-700 triệu USD, tôc độ tăng trung bình 5-6%/năm. Cá đóng hộp hiện chiếm khoảng 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Ai Cập. Hiện nay ngoài cá basa, tôm đông lạnh của Việt Nam, mặt hàng cá ngừ đóng hộp cũng đang được ưu tiên giới thiệu và mở rộng xuất khẩu.

Để mở rộng xuất khẩu tại thị trường Ai Cập, doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia các hội chợ thương mại, triển lãm và hội thảo để tìm kiếm cơ hội hợp tác, ngoài ra cũng cần có những kênh thông tin thị trường cũng như tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững để giảm thiểu rủi ro từ việc kinh doanh qua đối tác thứ ba.

(Theo Vinanet)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mỹ du ký (Bài 3) - Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp

 |  08:53 01/04/2025

Câu chuyện IUU nhiều tập đã kéo dài nhiều năm. Chính phủ tốn bao giải pháp để tháo gỡ, nhưng mỗi năm khắc phục chỉ một phần. Vấn đề là nhận thức, là tài chính hay là do ngành khai thác rẽ qua lối hẹp khá dài nay muốn quay lại đường lớn phải tốn thời gian trở mình? Thiết nghĩ các nguyên nhân đều có phần. Tới nay, qua nhiều nỗ lực các bên, chuyện khá dài sắp tới hồi kết. Chúng ta nên có tự tin, và nếu thiếu tự tin thì cũng nên chia sẻ, có cầu mong điều tốt đẹp này sớm đến!

Trung Quốc ký thỏa thuận với Ukraine để nhập khẩu hải sản tự nhiên

 |  08:44 01/04/2025

(vasep.com.vn) Theo thông báo từ đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine, Trung Quốc và Ukraine đã ký một thỏa thuận cho phép các sản phẩm hải sản khai thác tự nhiên của Ukraine vào thị trường Trung Quốc.

Lượng khai thác cá thịt trắng của Na Uy giảm đầu năm 2025

 |  08:37 01/04/2025

(vasep.com.vn) Theo Morten Jensen, giám đốc điều hành của Insula's Nordic Group, lượng cá trắng đánh bắt được trong 2 tháng đầu năm nay ở Na Uy đạt thấp do thời tiết xấu ở Finnmark.

Sản xuất tôm giống chất lượng - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

 |  08:32 01/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu, với sản lượng tôm xuất khẩu luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới. Trong đó, tôm giống đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự thành công của mỗi vụ nuôi, từ năng suất, chất lượng đến khả năng kháng bệnh. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, quản lý và di truyền học, ngành tôm giống Việt Nam đang từng bước vươn lên, song vẫn đối mặt với không ít thách thức.

Đại biểu QH đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp thủy sản, may mặc có nhiều lao động nữ

 |  08:27 01/04/2025

Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đã đưa ra ba kiến nghị liên quan đến dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó có đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp thủy sản và may mặc sử dụng nhiều lao động nữ.

Chống khai thác IUU từ cảng cá - Bài 1: Nghiêm từ bến ra biển

 |  08:24 01/04/2025

Miền Trung hiện có hàng chục cảng cá đủ tiêu chuẩn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Các cảng cá trở thành cửa ngõ tập trung tàu cá của ngư dân để cơ quan chức năng kiểm soát các quy trình khi xuất bến và khi vào bờ.

Cá tra, tôm Việt Nam rộng cửa vào thị trường Brazil

 |  09:33 31/03/2025

Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên hoan nghênh việc ký kết Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil và cam kết hợp tác chặt chẽ để cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ giai đoạn 2025 - 2030.

Các nhà nhập khẩu surimi Nhật Bản chấp nhận tăng giá 10-15% trong năm 2025

 |  09:05 31/03/2025

(vasep.com.vn) Các nguồn tin từ Nhật Bản và Hoa Kỳ tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ cho biết, người mua surimi Nhật Bản phần lớn chấp nhận mức tăng giá 10-15% đối với surimi cá minh thái Alaska trong mùa A năm 2025 so với mùa trước đó.

Nhu cầu cá minh thái Nga của McDonald's tại Trung Quốc tăng mạnh

 |  08:58 31/03/2025

(vasep.com.vn) Nhu cầu về cá minh thái Nga từ McDonald's và các chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh (QSR) khác ở Trung Quốc đang bùng nổ.

Vĩnh Long: Diện tích thả nuôi cá tra tăng 0,5%

 |  08:55 31/03/2025

Từ đầu năm đến nay, tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thuận lợi, giá cá thương phẩm ổn định ở mức cao, người nuôi có lãi nên mạnh dạn đầu tư.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP