Xung đột Nga - Ukraine: ngành cá minh thái hoang mang về lệnh trừng phạt và tác động của SWIFT

Cá thịt trắng 11:01 10/03/2022 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Theo Undercurrent News, sự suy thoái kinh tế và hỗn loạn bởi xung đột Nga - Ukraine đang làm giảm kỳ vọng về giá phi lê cá minh thái. Ngoài lo ngại về nguy cơ trừng phạt từ EU, mối quan tâm lớn nhất là các nhà bán lẻ theo dõi dư luận và quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga

Mặc dù các nhà chế biến cá minh thái ở châu Âu đang bị giảm dự trữ, nhưng họ cũng lo có thêm lệnh trừng phạt hoặc có phản ứng tẩy chay của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Nga.

Undercurrent đã trao đổi với 9 giám đốc điều hành hàng đầu trong lĩnh vực này để biết quan điểm của họ: 4 nhà cung cấp cá minh thái của Nga, 2 nhà chế biến Trung Quốc, 1 nhà cung cấp Mỹ, 1 thương nhân lớn và 1 người mua lớn ở châu Âu.

Trước khi xảy ra xung đột, các nhà cung cấp đã lạc quan về mức giá 5.000 USD/tấn cá block phi lê rút xương (PBO) vào tháng 6/2022. Nhưng những người trong ngành bắt đầu có tâm lý hoang mang.

Một số người mua và nhà cung cấp cho biết, giá xuất kho cá vụ A nằm trong khoảng  4.400-  4.500 USD/tấn, tăng từ 3.700 USD/tấn cùng thời điểm này năm ngoái và 3.850 USD/tấn cá vụ B. Lần cuối cùng giá PBO ở mức cao như vậy là vụ A năm 2009.

Các nhà cung cấp Nga đang cố gắng xuất hàng phòng khi có lệnh trừng phạt hoặc sự gián đoạn tiếp theo. Hai tháng trước, nhà cung cấp Nga cân nhắc mức giá 4.700 USD/tấn cho hàng giao tháng 4 và 5.000 USD/tấn hàng giao tháng 6/2022.

Một đại diện công ty đánh cá lớn của Nga nói rằng giá cá minh thái PBO của Mỹ sẽ tăng cao nếu có lệnh cấm đối với cá của Nga hoặc có phản ứng tẩy chay của nhà bán lẻ/người tiêu dùng. "Nếu philê của Nga bị cấm ở châu Âu, giá giao ngay đối với philê của Mỹ sẽ  lên 5.000 -  6.000 USD/tấn, một mức cao kỷ lục. Tất cả chúng tôi đều hy vọng điều đó sẽ không xảy ra và phạm vi giá sẽ là  4.400 -  4,500 USD/tấn cho cả philê của Mỹ và Nga.

Các nguồn tin cho biết, nguồn cung PBO của Mỹ hoặc philê đông lạnh kép từ Trung Quốc cũng không có khả năng tăng mạnh.

Vì tổng sản lượng cá minh thái được phép đánh bắt (TAC) của Nga bị cắt giảm 3% trong vào năm 2022, TAC của Hoa Kỳ giảm 236.000 tấn, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp cá minh thái lớn nhất trong năm 2022. Sản lượng PBO của Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ dành cho sản xuất surimi và cá lọc mỡ (deep skin) cho McDonald's và những nhà hàng phục vụ nhanh khác.

Tính đến ngày 19/2/2022, sản lượng PBO của Hoa Kỳ tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,930 tấn, nhưng giảm so với mức thông thường. Trong năm 2018-2020, sản lượng cùng thời điểm này lần lượt là 20.960 tấn, 18.170 tấn và 22.430 tấn.

Giá surimi cao và nhu cầu về cá deep skin cho McDonald's và các hãng khác đồng nghĩa với việc xu hướng sản lượng PBO thấp có thể sẽ kéo dài trong suốt vụ.

Thêm vào đó, trung tâm chế biến cá minh thái ở Đại Liên của Trung Quốc đã bị đóng cửa kể từ tháng 11 năm ngoái khi bùng phát COVID. Mặc dù các nhà chế biến ở các trung tâm khác như Thanh Đảo đang hoạt động, nhưng các nhà máy ở Đại Liên vẫn chưa hoạt động trở lại.

Một nhà cung cấp cá minh thái lớn khác của Nga cho biết ông nhìn thấy hai kịch bản đang diễn ra trên thị trường. “Thứ nhất, chúng tôi có thể tiếp tục bán hàng như bình thường và có một số gián đoạn và khu vực Nga tiếp tục tập trung vào philê và các sản phẩm giá trị gia tăng, do rủi ro khi bán cá H&G cho Trung Quốc. Trong trường hợp đó, có thể là tình trạng dư cung PBO vào cuối năm và giá có thể giữ nguyên hoặc thậm chí giảm nhẹ một chút. Kịch bản thứ hai là có một số block của Nga, điều này có nghĩa là giá của Mỹ sẽ tăng vọt và các công ty Nga cần tìm thị trường mới.

Nhà cung cấp cá minh thái của Mỹ, cho biết, mặc dù sẽ tăng giá trong ngắn hạn, nhưng lệnh cấm đối với thủy sản của Nga "sẽ không tốt cho ngành". Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự bất ổn định trong tương lai.

"Trong quá khứ, đặc biệt là EU đã rất rõ ràng về việc không sử dụng thực phẩm trong các lệnh trừng phạt", nhà cung cấp của Mỹ cho biết. Khi Nga đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu thực phẩm của Úc, Canada, EU, Na Uy và Hoa Kỳ vào năm 2014 trong thời gian xảy ra thảm họa Crimea, những đã không có hành động đáp lại.

Câu hỏi đặt ra là các nhà bán lẻ sẽ phản ứng như thế nào?

Đại diện công ty đánh cá lớn thứ ba của Nga đồng ý rằng, không quá lo lắng về lệnh cấm từ EU, nhưng mối quan tâm lớn nhất là các nhà bán lẻ theo dõi dư luận và quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga. Người tiêu dùng không nhận ra có bao nhiêu hải sản đến từ Nga.

Vào năm 2020, philê cá minh thái có nguồn gốc từ Nga chiếm khoảng 60% nhập khẩu của EU.

Trong số 262.650 tấn philê mà EU nhập khẩu vào năm 2020, có 37.445 tấn là trực tiếp từ Nga và 127.970 tấn từ Trung Quốc, chủ yếu cá H&G của Nga. EU nhập 91,235 tấn từ Mỹ. Hơn 20.200 tấn thịt cá băm từ Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng được nhập khẩu.

"Không có cách nào để bù đắp thiếu hụt nếu cá minh thái hoặc cá tuyết của Nga bị chặn. Sẽ có những kệ hàng trống nếu có lệnh cấm đối với cá Nga", một khách hàng lớn ở châu Âu cho biết. "Nhưng làm thế nào chúng tôi có thể mua một cách yên tâm khi có nguy cơ bị trừng phạt hoặc các nhà bán lẻ và người tiêu dùng quay lưng lại với cá Nga?".

"Có lệnh cấm đối với hải sản Nga ở châu Âu không? Chúng tôi không biết. Cũng có thể có lệnh cấm khi các nhà bán lẻ ngừng dự trữ các sản phẩm của Nga. Điều đó bắt đầu xảy ra ở Đan Mạch với các sản phẩm do Nga sản xuất, tuy chưa phải là thuỷ hải sản"..

AFP đưa tin vào ngày 28/2, tại Đan Mạch,chuỗi siêu thị châu Âu giá rẻ Netto đã ngừng bán các sản phẩm của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine,. Khoảng 20 sản phẩm - bao gồm vodka, sô cô la và kem đánh răng - bị ảnh hưởng. Alko, công ty Phần Lan, cũng đã rút đồ uống của Nga khỏi kệ hàng của mình, AFP đưa tin.

Mặc dù Nga đã tăng đáng kể xuất khẩu cá PBO trực tiếp cho người mua ở châu Âu, nhưng thị trường chủ lực vẫn là các block đông lạnh kép của Trung Quốc sử dụng cá H&G. Cá H&G của Nga này được chế biến tại Trung Quốc, sau đó tái xuất sang phương tây.

Giá cá H&G tăng khiến người mua Trung Quốc lo lắng

Mặc dù các công ty Nga muốn tập trung vào PBO chứ không phải H&G, nhu cầu đối với PBO vẫn tốt ở Trung Quốc và giá đang tăng sau Tết Nguyên đán. Giá CFR cá cỡ  25cm + H&G đến Trung Quốc hiện là khoảng 1.400 USD/tấn, tăng so với 1.200 USD/tấn CFR vào đầu năm.

Tuy nhiên, các nhà chế biến ở Trung Quốc đang hoang mang về động thái của EU đối với Nga.

Nhu cầu đối với cá minh thái H&G chủ yếu đến từ Thanh Đảo, vì các nhà chế biến ở Đại Liên vẫn chưa mở cửa trở lại và còn hàng. Chúng tôi thấy giá cá H&G sang Trung Quốc tăng khi các nhà chế biến ở Thanh Đảo thực hiện các đơn đặt hàng.

Tàu hàng của Nga đang chuyển cá H&G vào Thanh Đảo. Đầu năm nay, lệnh cấm tàu vận chuyển của Nga đến Thanh Đảo và Đại Liên đã chấm dứt. Các nhà máy ở Đại Liên bắt đầu tuyển dụng nhân công để chuẩn bị khởi động lại.

Tradex Foods, một nhà cung cấp của Canada, cho biết các nhà máy sẽ không mua trong ngắn hạn, vì nguyên liệu đã bị mắc kẹt tại cảng.

Poul Melgaard Jensen, Giám đốc Hiệp hội Thủy sản Đan Mạch cho biết, trong trường hợp bị EU trừng phạt, các nhà chế biến EU nên trông chờ cá của Nga chế biến tại Trung Quốc.

Tác động của SWIFT

Vào ngày 2 tháng 3, EU đã công bố tên của các ngân hàng sẽ bị loại khỏi hệ thống nhắn tin của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) làm cơ sở cho các giao dịch toàn cầu, một động thái mà các nguồn tin cho biết sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cá minh thái và các loài cá khác.

Các ngân hàng, sẽ có 10 ngày để ngừng hoạt động SWIFT của họ, là VTB – ngân hàng lớn thứ hai của Nga; Ngân hàng Otrkitie; Novikombank; Ngân hàng Promsvyazbank; Ngân hàng Rossiya; Sovcombank và VEB, Reuters đưa tin.

Theo Reuters, Sberbank, công ty cho vay lớn nhất của Nga và Gazprombank không bị đưa vào danh sách vì đây là những kênh chính để thanh toán cho dầu và khí đốt của Nga mà các nước EU vẫn đang mua bất chấp xung đột. Tất cả các ngân hàng phải chịu các biện pháp trừng phạt khác nhau.

Trung Quốc có hệ thống riêng của họ, vì vậy các công ty đánh bắt cá của Nga sẽ có thể bán cá minh thái H&G bằng cách sử dụng hệ thống này.

Tuy nhiên, SWIFT được sử dụng cho khoảng 70% các khoản chuyển tiền trong nước Nga. Vì SWIFT là một dịch vụ nhắn tin và không thực hiện chuyển tiền, các ngân hàng có thể sử dụng các giải pháp thay thế "chẳng hạn như fax hoặc hệ thống nhắn tin song phương, nếu có.

Nhiều công ty đánh cá của Nga ở Viễn Đông sử dụng "ngân hàng tiết kiệm nhỏ hơn, do đó, có thể tránh được rủi ro cho họ".

Khách hàng châu Âu vẫn có thể thanh toán bằng đô la Mỹ và euro cho các ngân hàng tư nhân của Nga không nằm trong danh sách xử phạt. Vì vậy, vụ việc này không ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Các ngân hàng lớn bị xử phạt, nhưng các công ty thủy sản giao dịch với các ngân hàng nhỏ hơn trong khu vực. Vì vậy, họ vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Một nguồn tin của Nga cho biết: "Hầu hết các công ty đánh bắt cá của Nga không có mối liên hệ nào với vòng trong cũng như vòng ngoài của Điện Kremlin. Chúng tôi là những doanh nghiệp trung thực cung cấp cho thế giới nguồn cá bền vững. Cá của chúng tôi đến từ tự nhiên, không liên quan đến chính trị".

 

xung dot nga - ukraine ca minh thai trung quoc

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mỹ đề xuất thu phí cảng 1 triệu đô la đối với các hãng tàu Trung Quốc

 |  11:12 24/02/2025

Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.

Peru thắt chặt quy định đánh bắt mực khổng lồ, hướng tới đạt chứng nhận MSC

 |  09:05 24/02/2025

(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.

Hà Nam: Làm giàu nhờ nuôi cá “sông trong ao”

 |  09:01 24/02/2025

Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.

Thặng dư thương mại thủy sản của Trung Quốc tăng khi nhập khẩu giảm

 |  08:50 24/02/2025

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.

Ecuador lần đầu tiên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp miễn thuế sang Trung Quốc

 |  08:46 24/02/2025

(vasep.com.vn) Ecuador đã sẵn sàng vận chuyển lô hàng cá ngừ đóng hộp đầu tiên sang Trung Quốc, được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2024. Theo Gustavo Caceres, chủ tịch Phòng Thương mại Ecuador-Trung Quốc, một sự kiện chính thức đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 2 để đánh dấu cột mốc quan trọng này. Một thỏa thuận thương mại mới cho phép cá ngừ Ecuador vào thị trường Trung Quốc với mức thuế bằng 0, giảm so với mức thuế 5% trước đó.

Tháng 1/2025: Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm từ Việt Nam

 |  08:36 24/02/2025

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam mở đầu năm 2025 tăng 28% đạt kim ngạch 311 triệu USD.

Ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

 |  16:34 21/02/2025

Ông Đỗ Đức Duy được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường.

Top các công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam 10 năm qua

 |  09:18 21/02/2025

(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.

Nhà cung cấp Canada chia sẻ mẹo thâm nhập thị trường châu Âu trước lo ngại thuế quan từ Hoa Kỳ

 |  09:01 21/02/2025

(vasep.com.vn) Một nhà cung cấp hải sản có trụ sở tại Newfoundland và Labrador đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp Canada muốn mở rộng vào thị trường hải sản châu Âu, khi các sản phẩm của Canada đối mặt với nguy cơ bị áp thuế tại Hoa Kỳ.

Xếp hạng các loài cá được giao dịch nhiều nhất tại EU

 |  08:49 21/02/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo "Xu hướng thị trường cá EU" mới được công bố bởi Tổng cục Hàng hải và Thủy sản thuộc Ủy ban Châu Âu vào cuối tháng 12, dữ liệu khảo sát các hộ gia đình ở các quốc gia thành viên EU cho thấy sự đa dạng trong lựa chọn cá và hải sản mà người tiêu dùng mua tại các cửa hàng bán lẻ, chợ và các nền tảng trực tuyến. Báo cáo không chỉ bao gồm cá tươi mà còn cả hải sản đông lạnh và chế biến sẵn.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC