Nhật Bản được coi là thị trường NK tôm khá ổn định của Việt Nam trong năm 2022. Năm 2022, XK tôm sang thị trường này đạt 671 triệu USD, tăng 16% so với năm 2021.
Thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp năng lực chế biến của các DN Việt Nam. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến XK sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.
Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính XK sang Nhật Bản, giá trị XK tôm sú chế biến tăng mạnh nhất 25%. Mức tăng trưởng mạnh trong XK sản phẩm này sang Nhật Bản giúp kéo đà tăng trưởng XK các sản phẩm tôm nói chung sang Nhật Bản. Nhu cầu tiêu thụ tôm sú từ Việt Nam của người dân Nhật Bản đang tăng lên trong vòng 1 năm trở lại đây.
Việt Nam chủ yếu XK sang Nhật các sản phẩm XK chính như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh… Các doanh nghiệp XK nhiều tôm nhất sang Nhật Bản như công ty CP Tập đoàn TS Minh Phú, công ty CP Thực phẩm Sao Ta, công ty CP TS Minh Phú-Hậu Giang, công ty CP XNK Thủy sản miền Trung, công ty CP Hải Việt, …
Giá trung bình XK tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2022 dao động từ 5,1-10,6 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh XK sang Nhật Bản dao động từ 10,8-15,8 USD/kg.
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 11 tháng đầu năm 2022, NK tôm của Nhật Bản đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Top 3 nguồn cung lớn nhất gồm Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia.
Trong top nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản, Ấn Độ ngày càng giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật.
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã nâng dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2023 nhờ dự báo tiêu dùng cá nhân và đầu tư doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Gói kích thích 29,1 nghìn tỷ Yen của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với khó khăn do lạm phát. Triển vọng tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản năm 2023 dự kiến tăng 2,2% nhờ sự khôi phục của lĩnh vực du lịch - dịch vụ và chính sách tăng lương cho người lao động của các doanh nghiệp trong nước vào đợt tăng lương vào mùa xuân. Với những thông tin tích cực về nền kinh tế Nhật Bản, dự kiến XK tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ổn định trong năm 2023.
Top 10 DN xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2022 |
||
STT |
Doanh nghiệp |
Tỷ trọng (% GT) |
1 |
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú |
13,5 |
2 |
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta |
11,2 |
3 |
Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang |
10,3 |
4 |
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung |
4,9 |
5 |
Công ty CP Hải Việt |
4,8 |
6 |
Công ty CP Thủy sản Cổ Chiên |
4,0 |
7 |
Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước |
3,6 |
8 |
Công ty TNHH Thủy sản Đông Hải |
3,2 |
9 |
Công ty CP Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh |
3,1 |
10 |
Công ty TNHH Hải sản Thanh Thế |
2,8 |
(VASEP tổng hợp, số liệu mang tính chất tham khảo) |
(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.
Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.
(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.
(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...
(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn