Tháng 1/2020, trong tổng cơ cấu XK tôm của Việt Nam, tôm chân trắng chiếm 68,1% (so với 64,7% của cùng kỳ năm 2019), tôm sú chiếm 19,3% (so với 24,5% của tháng 1/2019) và tôm biển 12,6% (so với 10,8% của tháng 1/2019). XK các sản phẩm tôm sú giảm mạnh nhất 36,5%, XK các sản phẩm tôm chân trắng giảm 15% và các sản phẩm tôm biển giảm 6%.
Trong các sản phẩm tôm chân trắng XK, XK tôm chân trắng chế biến và tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 14,6% và 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với tôm sú XK, XK tôm sú chế biến và tôm sú sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 18,3% và 37,9%. Đối với tôm biển khác, trừ tôm biển chế biến giảm 23,7%, XK các sản phẩm tôm biển khác đều tăng: XK tôm biển đóng hộp tăng 33,5%, tôm biển khô tăng 10,6%, tôm biển sống/tươi/đông lạnh tăng 27,4%.
Trong top 10 thị trường NK lớn nhất tôm Việt Nam trong tháng 1/2020, XK tôm Việt Nam sang Mỹ và Papua New Guinea tăng so với cùng kỳ năm 2019, XK sang các thị trường còn lại đều giảm. Đáng chú ý, Papua New Guinea đã lọt vào top 10 thị trường NK tôm chính của Việt Nam (xếp thứ 9, chiếm 1,5% tỷ trọng). Tháng 1/2020, XK tôm sang thị trường này đạt 2,8 triệu USD, tăng 1.358% so với tháng 1/2019 và tăng 108% so với tháng 12/2019.
Trong tháng đầu tiên của năm 2020, Mỹ đứng đầu trong danh sách các thị trường NK chính của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng giá trị XK. XK tôm sang Mỹ trong tháng này đạt 37,9 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 1/2019.
Năm 2019, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng XK ổn định sang Mỹ nhờ kết quả thuế chống bán phá giá khả quan. Theo số liệu của ITC, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Mỹ, chiếm 10,7% tổng khối lượng NK tôm vào thị trường này. Năm 2019, tổng NK tôm vào Mỹ giảm, Mỹ cũng giảm NK tôm từ Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Trong khi, Việt Nam là nguồn cung ghi nhận kết quả tăng trưởng dương trong XK tôm sang Mỹ, cùng với Ấn Độ, Ecuador, Mexico…
Năm 2019, nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi tăng ở Mỹ thể hiện qua doanh số bán lẻ, doanh số bán tôm nuôi trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, nhà hàng cũng tăng.
Theo số liệu của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI), kể từ năm 2007, tôm luôn là mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ. Năm 2018, trung bình người Mỹ ăn 4,60 pao tôm, tăng 4,5% so với năm 2017.
Thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam là EU. Tháng 1/2020, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 36,4 triệu USD, giảm 26,6% so với tháng 1/2019. Hiện tôm chân trắng đang chiếm 80% tổng cơ cấu sản phẩm tôm xuất sang EU, tôm sú chỉ chiếm 12%. Các DN cũng nên đẩy mạnh xuất các sản phẩm tôm sú sang thị trường này. Hiện tôm sú hầu hết được NK vào châu Âu như một sản phẩm cuối cùng, đóng gói và được phân phối trong các phân khúc đông lạnh của siêu thị hoặc cửa hàng bán buôn dịch vụ thực phẩm.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, mặt hàng tôm sú là một trong những sản phẩm lợi thế tại thị trường tôm châu Âu, hơn nữa, đây còn là sản phẩm truyền thống ở các thị trường Tây Bắc Âu và Pháp. Các nước EU coi tôm sú là mặt hàng cao cấp vì màu sắc đặc trưng, hương vị, chất lượng và kích thước lớn. Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan kỳ vọng tôm sú sẽ được tiêu thụ nhiều hơn ở thị trường bán buôn Tây Bắc Âu nếu các nhà cung cấp đưa ra được sản phẩm giá tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững.
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh chờ đợi thị trường Trung Quốc hoạt động trở lại, DN cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới và phát triển thị trường nội địa, chủ động nắm bắt thông tin diễn biến dịch bệnh để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời như: Chuẩn bị để sản xuất hàng đông lạnh, đồ hộp, bởi khi có dịch bệnh, thói quen, văn hóa ăn uống của người dân sẽ thay đổi, nhiều khách hàng chuyển sang dùng đồ hộp, hàng chế biến thay vì hàng tươi sống. Bên cạnh đó, tính toán cơ cấu thị trường tiêu thụ và hướng đến việc đa dạng hóa thị trường, giảm áp lực XK sang Trung Quốc. Kỳ vọng sau đợt dịch, nhu cầu tiêu thụ thủy sản, trong đó có tôm sẽ cao hơn.
Đối với sản xuất tôm, nếu tôm đã đến ngày thu hoạch, khuyến cáo người dân nắm bắt tình hình giá cả thị trường; nếu trọng lượng tôm chưa đạt, khuyến cáo chờ thêm thời gian để bình ổn thị trường; nếu người dân chuẩn bị thả giống thì nên thả thưa.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn