Xuất khẩu tôm Ecuador thời Covid-19: Hướng vào thị trường Trung Quốc

Xuất nhập khẩu 13:59 25/05/2020 714
(vasep.com.vn) Tháng 3/2020, XK tôm của Ecuador đạt 52.531 tấn, trị giá 290 triệu USD, giảm 2% về khối lượng và 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. XK tôm của Ecuador sang Mỹ, Italy, Hàn Quốc đều giảm trong tháng 3 do tác động của dịch Covid-19. Quý I năm nay, XK tôm của Ecuador đạt 162.170 tấn, trị giá 908 triệu USD, tăng 17% về khối lượng và 12% về giá trị so với quý I năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường tâm điểm của các nhà cung cấp tôm Ecuador trong bối cảnh Covid-19 vẫn phức tạp ở nước này.

Trung Quốc là thị trường NK lớn nhất của tôm Ecuador, chiếm 56,4% tổng giá trị NK tôm của Ecuador trong 3 tháng đầu năm nay. EU đứng thứ hai, chiếm 17,2%. Tiếp theo là Mỹ với thị phần 14,2%. 

Giá XK trung bình tôm của Ecuador giảm trong cả tháng 3 và 3 tháng đầu năm do Trung Quốc ép giá, nhu cầu NK sụt giảm, lưu thông hàng hóa gián đoạn. Giá XK trung bình tôm Ecuador đạt 5,6 USD/kg trong 3 tháng đầu năm nay, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc

Tháng 3/2020, XK tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 29.790 tấn, trị giá 160 triệu USD, tăng 35% về khối lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá XK trung bình tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 5,38 USD/kg, giảm 6% so với tháng 3/2019. Lũy  kế 3 tháng đầu năm, XK tôm Ecuador sang thị trường  này đạt 92.551 tấn, trị giá 512 triệu USD, tăng 69% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ 2019.

Mặc dù, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sụt giảm trong quý đầu năm nay nhưng Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng của các nhà XK tôm Ecuador. Sau khi sụt giảm 6,8% GDP trong quý 1/2020, kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay và đạt tăng trưởng 9% trong năm tới trong khi tăng trưởng kinh tế Châu Âu và Mỹ sẽ gần như không thể tăng trưởng dương trong cả năm 2020 và 2021 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để kích hoạt lại hoạt động thương mại và các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đang bắt đầu khôi phục lại hoạt động bình thường. Do vậy, các nhà cung cấp tôm Ecuador sẽ còn tiếp tục tập trung vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn thị trường Mỹ và Châu Âu. Người tiêu dùng Trung Quốc tập trung nhiều ở các thành phố lớn với thu nhập cao và họ có truyền thống tiêu tiền nhiều cho thực phẩm vì đó là biểu tượng của sự phát triển.

Trên thị trường Trung Quốc, các nhà cung cấp tôm Ecuador cũng gặp phải khó khăn như: chưa biết cách để thâm nhập kênh bán lẻ và bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc. Các kênh này hiện đang tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các kênh bán hàng khác tại Trung Quốc. Các nhà cung cấp tôm Ecuador cũng chưa biết cách quảng bá thương hiệu tôm Ecuador trên thị trường Trung Quốc. Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường Trung Quốc, các nhà cung cấp tôm Ecuador cần tăng cường quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh bán các mặt hàng tôm giá trị gia tăng như há cảo, sủi cao nhân tôm, mắm tôm…

Trong khi, hoạt động của các khách sạn, nhà hàng tại Trung Quốc đang dần bình thường trở lại nhưng vận chậm, khách du lịch còn hạn chế, các nhà cung cấp tôm Ecuador cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững thị trường được coi là quan trọng nhất của Ecuador.

Các thị trường khác

Trong tháng 3 năm nay, XK tôm Ecuador sang Mỹ - thị trường NK tôm lớn thứ 3 của Ecuador, giảm lần lượt 2% về khối lượng và 6% về giá trị so với tháng 3/2019. Là nước có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao thứ ba châu Mỹ Latinh, XK tôm của Ecuador sang Mỹ bị ảnh hưởng do các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch, vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn. Bên cạnh đó, Mỹ tăng NK tôm từ các nguồn cung đối thủ của Ecuador như Việt Nam (nơi kiểm soát tốt được dịch bệnh Covid) nên giảm NK tôm từ Ecuador. Tuy vậy, 3 tháng đầu năm nay, XK tôm Ecuador sang Mỹ vẫn tăng trưởng dương nhờ mức tăng trong 2 tháng đầu năm.

EU là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Ecuador trong đó Tây Ban Nha, Pháp, Italy lần lượt là các thị trường NK lớn nhất tôm Ecuador trong khối EU. Trong tháng 3/2020, XK tôm Ecuador sang Italy giảm mạnh 65% trong khi XK sang Tây Ban Nha và Pháp tăng.

Ngành tôm Ecuador vẫn chưa thể hoạt động tối đa công suất trong bối cảnh Covid-19 vì số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng ở nước này.

Sản xuất tôm tại nước này bị ảnh hưởng nặng nề do các công ty chế biến chủ yếu nằm ở Guayaquil, thuộc tỉnh Guayas-đây cũng là tâm dịch Covid ở Ecuador. Một số công ty có nguy cơ phải đóng cửa nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện. Một số nhà máy chế biến không mua thêm nguyên liệu vì không có nhân công làm việc tại các nhà máy do lệnh phong tỏa. Trong khi ngành tôm nước này không nhận được hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Mặc dù tín hiệu XK khả quan sang thị trường Trung Quốc nhưng XK tôm của nước này sang Mỹ và Hàn Quốc dự báo vẫn giảm trong quý II năm nay.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhu cầu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thế giới tăng do nguồn cung giảm

 |  09:17 16/01/2025

(vasep.com.vn) Vào những tháng mùa hè, nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở châu Âu. Người tiêu dùng tìm kiếm nguồn hải sản bền vững và coi đó là ứng cử viên hàng đầu. Năm 2024 không phải ngoại lệ.

Giá tôm thế giới trong tuần thứ 3 của tháng 1/2025

 |  09:12 16/01/2025

(vasep.com.vn) Giá tôm chân trắng nuôi tại trang trại của Trung Quốc vẫn ở mức thấp mặc dù Tết Nguyên đán đang đến gần, thông thường đây là thời điểm nhu cầu đạt đỉnh và giá cả tăng mạnh, trong khi giá từ các nguồn khác giảm hoặc ổn định.

Louisiana (Hoa Kỳ) ban hành luật ghi nhãn thực đơn mới nhằm bảo vệ người tiêu dùng

 |  08:46 16/01/2025

(vasep.com.vn) Kể từ 1/1/2025, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ đã ban hành luật mới nhằm bảo vệ tốt hơn cả ngành công nghiệp hải sản của tiểu bang và người tiêu dùng.

Philippines: Nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni thành tôm giống

 |  08:29 16/01/2025

Philippines vừa công bố nghiên cứu nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni (slipper lobster) thành tôm giống, mở ra triển vọng nuôi thương phẩm loại hải sản giá trị này.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

 |  08:53 15/01/2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Ấn Độ thúc đẩy công bằng trong các quy tắc trợ cấp thủy sản của WTO

 |  08:35 15/01/2025

(vasep.com.vn) Ấn Độ đã và đang ủng hộ các quy tắc chặt chẽ hơn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều chỉnh trợ cấp cho hoạt động đánh bắt ngoài khơi, nhấn mạnh nhu cầu chống lạm thác và bảo vệ đa dạng sinh học biển. Là một quốc gia đánh bắt cá lớn, Ấn Độ đã lên tiếng lo ngại...

Thị trường sò điệp Hoa Kỳ tuần 3/2025: Giá cao kỷ lục

 |  08:28 15/01/2025

(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp dường như đang chịu áp lực gia tăng trong tuần 3 năm 2025, với mức giá cao kỷ lục, đặc biệt là đối với loại U10. Doanh số bán hàng dường như đã chậm lại đáng kể vì giá tăng thêm. Sự gián đoạn thời tiết và nhu cầu theo mùa chậm lại đang làm phức tạp thêm những thách thức, với một số người mua chuyển sang sò điệp Nhật Bản như một lựa chọn tiết kiệm chi phí/có sẵn hơn.

Giá sò điệp Nhật Bản tăng vọt do nhu cầu toàn cầu tăng, sản lượng thu hoạch của Hoa Kỳ giảm

 |  11:14 14/01/2025

(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng giá mạnh mẽ từ mùa hè năm 2024, một phần do nhu cầu xuất khẩu tăng cao từ các thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Giá sò điệp, đặc biệt là sò điệp Yesso, dự báo sẽ tiếp tục tăng do sản lượng sò điệp tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới.

Các công ty hải sản áp dụng cách tiếp cận mới đối với vấn đề bền vững

 |  08:50 14/01/2025

(vasep.com.vn) Thay vì tập trung vào các chứng nhận rời rạc, họ xây dựng toàn bộ quy trình sản xuất xoay quanh các giải pháp có tác động tích cực, tạo ra một câu chuyện sản phẩm toàn diện và đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng.

EU: Nguồn cung cá thịt trắng năm 2025 dự kiến giảm

 |  08:47 14/01/2025

(vasep.com.vn) Nguồn cung cá thịt trắng tự nhiên đang giảm trên các thị trường EU, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương, dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao và làm giảm tiêu dùng vào năm tới, buộc các nhà chế biến phải tìm giải pháp.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC