Nguyên nhân tăng trưởng mạnh là nhờ Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Ecuador. Trong tháng 1/2023, Ecuador đã xuất khẩu 59.000 tấn tôm sang Trung Quốc, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt 13% so với cùng kỳ lên 16.000 tấn. Tăng trưởng sang châu Âu chậm hơn ở mức 4% so với cùng kỳ lên 14.600 tấn.
Trong khi giá tôm xuất khẩu của Ecuador ở mức thấp, chỉ 5,46 USD/kg, giảm 15% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 5,25 USD/kg, giảm 16%. Sang Tây Ban Nha, giá đạt 5,04 USD/kg, giảm 17%. Giá XK sang Mỹ giảm ít hơn với 9% đạt 6,32 USD/kg, chủ yếu do Mỹ sử dụng nhiều tôm chế biến hơn.
Năm 2022, Santa Priscila, công ty XK tôm lớn nhất của Ecuador cũng là DN XK tôm đứng đầu thế giới, XK khoảng 175.000 tấn tôm. Tiếp đó Omarsa và Songa, công ty XK tôm lớn thứ hai và ba của nước này, XK hơn 90.000 tấn tôm. Con số này giúp đưa 2 DN này đứng ở vị trí thứ hai và ba trên thế giới. Top 10 DN XK tôm của Ecuador trong năm 2022 chiếm 54% tổng khối lượng XK tôm của nước này.
Ngành tôm dự báo khó khăn năm 2023
Chính sách hỗ trợ giá năng lượng không còn có hiệu lực, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi tăng, nạn cướp bóc và những vấn đề khác liên quan đến chuỗi cung ứng tôm của Ecuador có thể là những vấn đề lớn của ngành tôm Ecuador trong năm 2023.
Năm 2022 dù XK tôm đạt kỷ lục nhưng được đánh giá là năm khó khăn nhất mà ngành tôm Ecuador phải đối mặt với mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt, đồng USD tăng giá, chi phí nuôi tăng cao và tình hình an ninh không được đảm bảo. Chi phí nuôi tôm Ecuador năm 2022 tăng thêm 24% so với năm 2021
Giá nguyên liệu thô đầu vào sản xuất thức ăn nuôi tôm tăng đáng kể trong đó giá lúa mì tăng 71%, đậu tương tăng 45%, dầu cá tăng 105% so với năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Ngành tôm Ecuador đang phải chịu mức phí cho đảm bảo an ninh lên đến 80 triệu USD/năm. Những chi phí này bao gồm việc thuê nhân viên bảo vệ của các công ty tư nhân, ký hợp đồng với các dịch vụ giám sát bằng video cũng như mua thêm các hệ thống theo dõi và liên lạc do ngày càng có nhiều vụ cướp và tấn công diễn ra.
Số lượng vụ cướp tôm trong năm 2022 tăng 300% so với năm 2021. Cùng với đó, số lượng vụ cướp thức ăn nuôi tôm cũng tăng 200% và số người thương nặng tăng 250%.
Tôm là mặt hàng xuất khẩu tạo ra gần 290.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp tại Ecuador tuy nhiên Chính phủ nước này chưa có nhiều chính sách ưu đãi và cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm này.
(vasep.com.vn) Mùa khai thác cá minh thái Alaska (mùa B) đã kết thúc thành công, mặc dù có khó khăn ban đầu tại vùng Vịnh Alaska (GOA).
Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
Những năm qua, người nuôi cá tra ở An Giang đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
10 CEO nữ được chọn đáp ứng nhiều tiêu chí như tạo ra thay đổi tích cực, để lại dấu ấn cá nhân và có tinh thần lãnh đạo truyền cảm hứng.
(vasep.com.vn) Bộ Thương mại và Thủy sản Na Uy đã công bố mức tăng đáng kể đối với hạn ngạch cua tuyết vào năm 2025, nâng tổng sản lượng được phép đánh bắt lên 12.725 tấn.
(vasep.com.vn) Sự sụt giảm mạnh trong doanh số bán mực ống illex đã góp phần vào sự giảm 15% của xuất khẩu thủy sản của Argentina, chỉ đạt 45.200 tấn vào tháng 9/2024.
Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (mã IDI) - thành viên chủ lực của Tập đoàn Sao Mai, nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam.
Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
(vasep.com.vn) Ngày 30/10/2024, Hội chợ Thủy sản và Nghề cá Trung Quốc được khai mạc tại thành phố Thanh Đảo – Trung Quốc. Hội chợ diễn ra trong 3 ngày từ 30, 31/10 - 01/11/2024. Đây là Hội chợ chuyên ngành thuỷ sản có uy tín được tổ chức hàng năm bởi công ty Sea Fare Exposition Inc.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn